Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều tập đoàn nước ngoài chọn Việt Nam làm bến đỗ

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã vượt qua được những biến động bất lợi toàn cầu như lạm phát, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu biến động mạnh và cạnh tranh thương mại tăng cao. Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài, đại diện các tổ chức quốc tế cũng đưa ra những nhận định dành cho kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm.

Việt Nam vẫn là 'bến đỗ' lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài

Mới đây trên mạng bangkokpost.com đăng tải bài viết có tự đề “Vượt xa phần còn lại" (Towering above the rest). Nội dung bài viết, nhận định rằng Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới nổi, nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đang thu hút các khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài.

“Phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp châu Âu, trong đó có Đan Mạch”, theo tờ Deutsche Welle (Đức) mới đây.

Trong nội dung báo cáo của JP Morgan có nêu: Việt Nam đang tiến lên nấc thang giá trị gia tăng và nhanh chóng trở thành trung tâm quan trọng cho sản xuất công nghệ. Tháng trước, gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple đã thông báo sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm Apple Watch và MacBook tại Việt Nam. Nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc Samsung đã là nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm. Việt Nam sẽ đóng góp 20% tổng sản lượng iPad và Apple Watch, 5% MacBook và 65% AirPods vào năm 2025, TechCrunch trích báo cáo của JP Morgan cho hay.

Việt Nam và Ấn Độ được cho là các trung tâm sản xuất quan trọng của "gã khổng lồ" công nghệ Apple trong tầm nhìn tới năm 2025, sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần lớn sản phẩm Apple. "Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện và dịch vụ sản xuất điện tử (EMS) của các sản phẩm có khối lượng nhỏ (Apple Watch, Mac, iPad) và đã là điểm đến chính cho sản xuất AirPods", JP Morgan nhận định.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Theo nhận định của Nikkei Asia, với Việt Nam, dấu ấn của Apple sẽ là một chiến thắng cho đất nước hình chữ S, nơi trong hơn một thập kỷ đã ưu tiên thu hút các thương hiệu công nghệ hàng đầu như Intel, Samsung và Xiaomi để thiết lập chuỗi cung ứng trong nước. Việc sản xuất ra những thiết bị phức tạp hơn sẽ là một biểu tượng thành công cho ngành sản xuất của đất nước và quyết tâm tham gia chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.

Vì sao chọn Việt Nam?

Trong bài biết "Vì sao LEGO chọn Việt Nam xây nhà máy tỷ USD?" được đăng trên trang Sputnik phiên bản tiếng Việt, ông Preben Elnef - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn LEGO Việt Nam cho rằng: LEGO nhìn thấy những điều kiện tốt nhất để xây dựng một nhà máy hiện đại, phù hợp định hướng sản xuất kinh doanh của tập đoàn với mục tiêu trung hòa carbon. Việc chọn Việt Nam để mở nhà máy, không phải xuất phát từ tận dụng chi phí lao động giá rẻ, mà hãng nhìn thấy sự phát triển ở thị trường Việt Nam, đồng thời có thể mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng ở Đông Nam Á và châu Á.

Đại diện một công ty cho hay: Tập đoàn đồ chơi khổng lồ LEGO của Đan Mạch đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy đầu tiên tại Việt Nam - nơi được lên kế hoạch trở thành nhà máy trung tính carbon đầu tiên của công ty. Công ty năng lượng lớn nhất của Đan Mạch, Orsted, đã cam kết đầu tư tới 13,6 tỷ USD cho khu trang trại điện gió 3,9 GW rộng lớn ở các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận của Việt Nam. Các dự án đầu tiên liên quan đến khoản đầu tư này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030.

Trong tuần, trang Trust Intelligence của Anh có bài báo về báo cáo phân tích kết quả kinh doanh của Quỹ tín thác đầu tư Việt Nam VEIL. Theo đó, Việt Nam có tiềm năng hấp dẫn đáng kể đối với nhiều nhà đầu tư, ngay cả khi tính đến những khó khăn của môi trường kinh tế vĩ mô hiện tại. Tăng trưởng GDP có thể đạt được mục tiêu của Chính phủ là 6,5-7% vào năm 2022 và lạm phát, hiện ở mức 4%, thấp hơn nhiều so với các thị trường phát triển và mới nổi khác.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã vượt qua được những biến động bất lợi toàn cầu như lạm phát, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu biến động mạnh và cạnh tranh thương mại tăng cao. Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài, đại diện các tổ chức quốc tế cũng đưa ra những nhận định dành cho kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm.

Ông Denzel Eades, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc (BritCham) tại Việt Nam đánh giá: "Tôi cho rằng lĩnh vực sản xuất đang là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam và việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ hỗ trợ lĩnh vực sản xuất. Với tình hình tài khóa ổn định và lạm phát đang trong mức kiểm soát, dù năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức nhưng Việt Nam có thể đối mặt tốt với điều đó".

Còn ông Kelvin Teo, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Sembcorp (Singapore), nhìn nhận: "Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Chính phủ, chính sách kinh tế hợp lý thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người nước ngoài, chúng tôi đánh giá rất tích cực về triển vọng của Việt Nam".

Theo Nakajima Takeo - đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nơi được giới kinh doanh Nhật Bản đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn thứ 2 sau Mỹ. “Kết quả khảo sát của JETRO năm 2021 cho thấy 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm giá trị gia tăng. Một cuộc khảo sát khác của JETRO với hơn 1.700 công ty tại Nhật Bản cho thấy Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ về mức độ hấp dẫn đầu tư” Nakajima Takeo thông tin.

Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), năm 2021, các công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã huy động được 1,4 tỷ USD thông qua 165 thương vụ, tăng so với con số 894 triệu USD và 126 thương vụ vào năm 2019. Đây là tín hiệu cho thấy hoạt động đầu tư mạo hiểm đang dần phục hồi sau đợt sụt giảm nhỏ do dịch COVID-19 vào năm 2020.

Đồng sáng lập và là đối tác quản lý của Ascend Vietnam Ventures (AVV), ông Bình Trần đang chú ý đến Việt Nam với tư cách là bệ phóng lý tưởng cho các doanh nghiệp trong khu vực. Trả lời phỏng vấn trang FinanceAsia, ông Bình Trần cho rằng các giải pháp đến từ Việt Nam sẽ không chỉ phục vụ khu vực châu Á đang nổi, mà còn hỗ trợ các công ty hàng đầu trên toàn cầu.

Trong khi đó, bà Marina Tran-Vu, người sáng lập thương hiệu khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam Equo, cũng lưu ý đến lực lượng dân số trẻ của Việt Nam, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và các khoản đầu tư vào đất đai và cơ sở hạ tầng.

Như vậy, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng do các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm vì có tiềm năng phát triển hơn nữa để trở thành trung tâm thương mại và sản xuất quốc tế.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh
ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh

ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã diễn ra vào sáng 29/4, thông qua toàn bộ tờ trình về báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch năm 2024, các thay đổi về nhân sự cũng như kế hoạch phân phối lợi nhuận.

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.