Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều thủ đoạn sang chiết gas trái phép khiến môi trường kinh doanh gas thiếu minh bạch

Sáng nay, gần 250 chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, doanh nghiệp đã tham gia chương trình “Hội thảo thách thức và triển vọng thị trường gas” - do Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (Bộ KH&ĐT) và các cơ quan liên quan tổ chức tại Hà Nội, để cùng bàn luận về những thách thức và triển vọng của thị trường gas.

Tại Hội thảo, bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó vụ trưởng Vụ Dầu Khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết:

“Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay ngành công nghiệp khí Việt Nam đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công thương về tình hình ngành công nghiệp khai khoáng trong nửa đầu năm 2018, khai thác khí đốt thiên nhiên ước đạt 5,3 tỷ m3, tăng 1%; khí hóa lỏng ước đạt 437,6 nghìn tấn, tăng 18,5% so cùng kỳ năm 2017.

Điều đó cho thấy bức tranh toàn cảnh về ngành công nghiệp khai khoáng nói chung, ngành công nghiệp khí nói riêng đang ngày càng được phát triển cơ bản đáp ứng yêu cầu, không xảy ra thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên trong năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng đang cạnh tranh quyết liệt nhằm giành thị trường bằng nhiều thủ đoạn khác nhau rất khó kiểm soát, dẫn đến có những thời điểm thị trường không ổn định, hiệu ứng dư luận không tốt, cơ quan quản lý nhà nước bị động trong quản lý”.

Nhiều thủ đoạn sang chiết gas trái phép khiến môi trường kinh doanh gas thiếu minh bạch - Hình 1

Quang cảnh Hội thảo thách thức và triển vọng thị trường gas

Trong khuôn khổ chương trình, Hội thảo đã tập trung thảo luận 3 chủ đề chính bao gồm: Thực trạng của thị trường Gas tại Việt Nam và tầm quan trọng của ngành công nghiệp khí đối với phát triển kinh tế đất nước; triển vọng ngành công nghiệp khí trong tương lai; hướng đi cho các doanh nghiệp để phát triển thị trường khí.

Một vấn đề nhức nhối được đưa ra bàn luận tại hội thảo, đó là việc gian lận trong kinh doanh khí gas đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lành mạnh thị trường này. Ông Trần Hữu Trọng, Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho hay: “Vấn đề nổi cộm trong suốt thời gian qua và liên tục kéo dài đến nay là tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau, thậm chí có những đơn vị, cá nhân đã mài chữ nổi trên vỏ chai của các hãng khác, cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình, tung ra trên thị trường”.

Ông Trọng thông tin thêm: “Hiện tại có những đơn vị, cá nhân đã mài chữ nổi trên vỏ chai của các hãng khác, cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình. Không chỉ vậy, tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau đang xảy ra rất nhiều, chính vì những hàng vi gian lận như vậy đã làm thiệt hại cho nhà kinh doanh gas chân chính. Điều đó gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhà nước thất thu thuế và đặc biệt đó là những mầm mống gây ra những vụ tai nạn, cháy nổ, gây bất bình trong dư luận, xã hội”.

Theo ông Trọng, để thị trường gas hoạt động lành mạnh, đẩy lùi nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ trên thị trường về mặt hàng gas, Hiệp hội Gas Việt Nam có một số kiến nghị. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, xem xét sửa đổi một số quy định như bỏ quy định về việc các doanh nghiệp được quyền thuê và cho thuê bình gas; xem xét bỏ quy định doanh nghiệp phải có sổ theo dõi bình gas về số lượng, số seri, ngày tháng cung cấp bình cho khách hàng... Vì việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp, rất tốn kém về nhân lực và khó khả thi. Đồng thời, đề nghị bổ sung quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bình gas, đặc biệt là quyền được trả lại bình gas khi bị chiếm đoạt, chiếm dụng trái pháp luật và quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại...

Các đại biểu cũng cho rằng, cần phải có những quy định kiểm soát chặt chẽ nơi chiết nạp, kênh phân phối, bám sát thị trường, tố cáo với các cơ quan chức năng những DN có hành vi gian lận thương mại, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành thông tư về xử lý trách nhiệm hình sự về một số hành vi vi phạm trong kinh doanh gas; có chế tài xử phạt thật nặng để răn đe, hạn chế tái vi phạm tình trạng san chiết nạp trái phép dù chỉ là một chai gas.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG – sàn HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM.

Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích
Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích

Lãnh đạo UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 5h10 ngày 25/4, tại khu vực sông Chanh (đoạn giáp ranh giữa phường Hà An và Phong Hải) xảy ra vụ việc thuyền nan chở nhóm ngư dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản bị dông lốc đánh chìm khiến 4 người mất tích.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch

Một chiều tháng 4 năm đó, tôi tìm đến nhà riêng vợ chồng ông Nguyễn Văn Vượng - bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Số 27, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), để đươc nghe họ kể về những ngày này của 70 năm về trước: Gian khổ, ác liệt, nhưng mà sôi nổi, chộn rộn ở trong lòng…

Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại
Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại

Trong các nội dung mới của Nghị định 37, các doanh nghiệp (DN) hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến DN băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ

ĐHCĐ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thông qua phương án về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.205,9 tỷ đồng, thông qua việc phát hành 40.197.854 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 2:1.