Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhựa Tiền Phong: Khẳng định sứ mệnh lịch sử và bản lĩnh tiên phong

Thành lập vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5/1960), nhà máy sản xuất gia công nhựa đầu tiên của Việt Nam được bắt đầu từ phong trào thi đua “kế hoạch nhỏ” với nhiệm vụ chủ yếu là chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng...

Thành lập vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5/1960), nhà máy sản xuất gia công nhựa đầu tiên của Việt Nam được bắt đầu từ phong trào thi đua “kế hoạch nhỏ” với nhiệm vụ chủ yếu là chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Nhà máy nhựa Tiền Phong thành lập mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử của phong trào thi đua “kế hoạch nhỏ” từ đôi dép nhựa huyền thoại của thời bao cấp cho đến những sản phẩm ống và phụ tùng nhựa chất lượng cao đã gắn bó với biết bao công trình dân dụng và trọng điểm quốc gia. Nhựa Tiền Phong đã và đang bền bỉ khẳng định sứ mệnh và bản lĩnh tiên phong.

Đồng chí Vũ Anh – Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ cắt băng khánh thành Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, ngày 19-5-1960Đồng chí Vũ Anh – Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ cắt băng khánh thành Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, ngày 19-5-1960 (Ảnh: Nhựa Tiền Phong)

Khẳng định sứ mệnh lịch sử

Ngay sau ngày được giải phóng (13/5/1955), thành phố Hải Phòng - Trung tâm thương mại, công nghiệp lớn nhất miền Bắc lúc đó bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương phát triển công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Tháng 12/1958, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định thành lập Nhà máy nhựa, cơ sở đầu tiên của ngành gia công chất dẻo Việt Nam.

Ở tuổi 88, ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch Hội hưu trí Nhựa Tiền Phong, nguyên Trưởng phòng Hành chính Công ty, là những cán bộ đầu tiên có mặt khi thành lập Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong cho biết: Đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác Hồ kính yêu, đồng chí Vũ Anh- Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Nhẹ đã cắt băng khánh thành “Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong” do Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa II đặt tên.

Ngay sau khi được thành lập, bộ máy lãnh đạo của Nhà máy sớm đi vào ổn định từ Ban Giám đốc đến các phòng, ban, phân xưởng và thành lập Hội đồng chất lượng, chịu trách nhiệm giám sát sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bắt tay vào sản xuất, Ban Giám đốc nhà máy đã mạnh dạn thành lập “Ban cải tiến, sáng kiến, phát minh” nhằm phát động tinh thần dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ công nhân theo phương châm hợp lý hóa sản xuất, tận dụng nguyên liệu, cải tiến thiết bị… để đảm bảo Nhà máy thường xuyên sản xuất các mặt hàng có chất lượng, đủ chỉ tiêu trên 200 tấn mặt hàng nhựa tạp phẩm hàng năm.

Qua các phong trào thi đua lao động, đội ngũ công nhân Nhà máy từng bước trưởng thành về nhiều mặt; đến năm 1964, Nhà máy đã có 476 công nhân, trong đó có 254 công nhân là đoàn viên thanh niên lao động và hầu hết là đoàn viên công đoàn. Trong 2 năm 1963-1964, công nhân Nhà máy đã có 244 sáng kiến, làm lợi cho Nhà máy 194,470 đồng, tạo ra bước nhảy vọt về năng xuất, chất lượng sản phẩm, nhất là bước nhảy vọt về kỹ thuật. Phân xưởng sản xuất bột Pheenol ra đời đã chế tạo thành công bột ép Phenol Foocmaldehyt, một số mặt hàng nhựa phục vụ cho ngành điện, làm khuy áo phục vụ cho quốc phòng.

Vừa sản xuất vừa chiến đấu

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Vũ Anh vui mừng trước lô sản phẩm đầu tiên của nhà máy ra đời, phục vụ kịp thời Ngày Quốc tế thiếu nhi 01-06-1960Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Vũ Anh vui mừng trước lô sản phẩm đầu tiên của nhà máy ra đời, phục vụ kịp thời Ngày Quốc tế thiếu nhi 01-06-1960 (Ảnh: Nhựa Tiền Phong)

Tháng 3/1965, Mỹ ngang nhiên xâm phạm vùng biển, vùng trời của thành phố Hải Phòng với âm mưu đánh phá các tuyến đường giao thông thủy, bộ, các mục tiêu kinh tế, quân sự nhằm hạn chế sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, cô lập miền Bắc. Cuộc chiến ngày càng cam go quyết liệt.

Kể về thời gian đó, ông Nguyễn Văn Sáu nhớ lại: Khi đó, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã xác định rõ vị trí của mình là cơ sở kinh tế nằm trên đại bàn thành phố Hải Phòng thường xuyên bị địch bắn phá, phong tỏa. Ban Giám đốc Nhà máy đã đề ra nhiều biện pháp thích hợp đảm bảo sản xuất. Đó là chủ trương đúng đắn đồng thời cũng thể hiện ý chí quyết tâm vượt qua gian khổ, khó khăn giữ vững sản xuất. Nhà máy nêu cao tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”.

Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt đó, Đại hội Đảng bộ lần thứ VI của Nhà máy nêu cao quyết tâm “Giặc đến là đánh, giặc chạy là tiếp tục sản xuất, phấn đấu với kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ lao động sản xuất”

Trong hai năm 1966-1967, dù 50% thời gian mất điện, thiếu nhân lực nhưng Nhà máy vẫn giữ nhịp độ sản xuất, tiếp tục tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra. Trong hoàn cảnh mới, Đảng ủy và Ban Giám đốc đã chỉ đạo chặt chẽ vừa đảm bảo sản xuất các mặt hàng truyền thống vừa sản xuất các mặt hàng phục vụ dân sinh, quốc phòng, đẩy mạnh công tác quản lý kinh tế, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật. Một số đề tài cải tiến cán nhựa PVC, nhất là đề tài tái sinh nhựa PVC đã tiết kiệm cho nhà máy hàng chục tấn nhựa, giúp Nhà máy chủ động về nguyên liệu sản xuất.

Tiếp đó, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật  và công nhân kỹ thuật bậc cao đã thành công trong nghiên cứu độn bột nhẹ và sản xuất dây nhựa phục vụ nông nghiệp, công tác quản lý kỹ thuật  công nghệ ngày càng đi vào nề nếp. Nhà máy đa thử nghiệm thành công 18 loại mẫu dép nhựa PVC, 40 sản phẩm nhựa PVC mềm và cứng, cải tiến keo kết dính, xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất má phanh ô tô, bánh xe có vỏ tráng nhựa phục vụ nông nghiệp, keo dán PVC phục vụ quốc phòng. Công nhân đã phát huy hàng trăm sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất có giá trị trong đó 17 đề tài giá trị cao. Đầu năm 1970, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã gửi lẵng hoa biểu dương tập thể cán bộ, công nhân viên Nhà máy.

Những năm 1974-1975 theo Quyết định của Bộ Công nghiệp Nhẹ, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã điều động cán bộ, công nhân có trình độ kỹ thuật  chi viện cho nhà máy Nhựa Hưng Yên. Mặc dù thiếu cán bộ, công nhân kỹ thuật, thiếu máy móc Nhà máy vẫn sản xuất được hàng loạt các mặt hàng như: dép quai liền đủ cỡ, kiểu mới đẹp được khách hàng ưa chuộng.

Chặng đường 15 năm (1960-1975)  tuy không quá dài nhưng lại là giai đoạn gian khổ nhất, song đội ngũ cán bộ, công nhân viên Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã không chùn bước mà luôn phấn đấu đi lên, tạo ra thế và lực mới, làm tròn các nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu.

Vũ Duyên

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.