Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những chính sách mới có hiệu lực từ ngày hôm nay 1/9/2024

Chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống là phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm; Quy định mới về thang bảng lương, phụ cấp lương người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước; Tắt sóng 2G...

Phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BCT ngày 30/7/2024 quy định tính toán giá bán điện bình quân, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/9/2024.

Ảnh internet.
Phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm.Ảnh internet.

Thông tư 09/2024/TT-BCT hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Thông tư gồm 3 chương, 15 điều, áp dụng cho EVN và các đơn vị thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, Thông tư hướng dẫn chi tiết về phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm và trong năm cũng như công thức tính toán để có kết quả giá điện cuối cùng.

Theo đó, giá bán điện bình quân hằng năm và trong năm được tính toán dựa trên các chi phí khâu phát điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí điều hành - quản lý ngành trong giá bán điện bình quân hằng năm/trong năm.

Để có cơ sở tính toán, Thông tư hướng dẫn cụ thể phương pháp lập tổng chi phí của các khâu: Phát điện; truyền tải; dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; dịch vụ phân phối - bán lẻ điện; dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực; chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức...

Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan  báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương việc kiểm tra, rà soát và giám sát phương án giá bán điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng, điều chỉnh theo quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg và quy định tại Thông tư này.

Quy định mới về thang bảng lương, phụ cấp lương người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Theo đó, Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH đã bổ sung Điều 9a vào trước Điều 9 Mục 3 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty rà soát và quyết định việc tiếp tục duy trì hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới thang lương, bảng lương, phụ cấp lương (kèm theo tiêu chuẩn áp dụng), bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 9a Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH (bổ sung tại Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH) làm cơ sở để xếp lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định, bảo đảm quỹ tiền lương xác định trên cơ sở tổng tiền lương trong năm của tất cả người lao động tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của công ty không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH.

Khi sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành,  báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến và công khai tại công ty trước khi thực hiện.

Cập nhật quy định về các hành vi bị cấm trong tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố

Chính phủ ban hành Nghị định 93/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2024

Theo đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định 122/2013/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 122/2013/NĐ-CP về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Lợi dụng việc trì hoãn giao dịch, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Tiết lộ thời gian, địa điểm, nội dung bưu gửi được bóc mở, kiểm tra, niêm phong, tạm giữ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Tạo điều kiện, giúp sức, huy động, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc toàn bộ tiền, tài sản, nguồn tài chính, kinh tế, dịch vụ tài chính và dịch vụ khác cho tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tổ chức, cá nhân thay mặt, chịu sự chi phối, sở hữu, kiểm soát, được ủy quyền hoặc chỉ đạo của tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Tắt sóng 2G

Bắt đầu từ ngày 16/9/2024, hệ thống 2G sẽ ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G-Only và đến 15/9/2025, hệ thống 2G sẽ ngừng hoạt động... Đây là lộ trình dừng công nghệ di động 2G được Bộ Thông tin và Truyền thông nêu tại Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT.

Tắt sóng 2G. Ảnh internet.
Tắt sóng 2G. Ảnh internet.

Cụ thể, từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M) hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

Hệ thống thông tin di động GSM (2G) được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 15/9/2026, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

Ngoài ra, căn cứ quy hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không cấp phép lại việc sử dụng các băng tần 900MHz/1800MHz nếu doanh nghiệp không có phương án bảo đảm không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM (2G only) hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024.

Quy định mới về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị

Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2024/NĐ-CP trong đó sửa đổi quy định về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị. Nghị định số 83/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2024.

Nghị định số 83/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ; Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 1/2/2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 5/6/2019 của Chính phủ và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Nghị định số 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ gồm: Ban; Văn phòng; Tổ chức sự nghiệp trực thuộc (nếu có).

Về số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị trên, theo quy định mới tại Nghị định số 83/2024/NĐ-CP thì Ban và Văn phòng có từ 15 đến 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 2 cấp phó; Ban, văn phòng có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức thì Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định số lượng cấp phó của từng đơn vị, bảo đảm bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.

Quy định mới về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2024/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Theo Nghị định, đối tượng áp dụng là: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa chuyển đổi thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm: Doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (gọi tắt là công ty nhà nước).

Doanh nghiệp do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (gọi tắt là công ty con chưa chuyển đổi).

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ngày 20/9, 35 tấn hàng, Nga giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3, đến sân bay Nội Bài
Ngày 20/9, 35 tấn hàng, Nga giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3, đến sân bay Nội Bài

Số hàng hóa trên sẽ đến sân bay Nội Bài bằng chuyên cơ của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga vào ngày 20/9.

4 hồ chứa thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Hồng đã ngừng xả lũ
4 hồ chứa thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Hồng đã ngừng xả lũ

Vào 14h ngày 19/9, Công ty CP Thủy điện Thác Bà đã đóng 2 cửa xả mặt, cũng là 2 cửa xả cuối cùng của doanh nghiệp này được vận hành trong đợt mưa lũ do bão số 3 vừa qua.

193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?
193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Guterres nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên "sẽ là một bi kịch".

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào?

LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới. HĐQT LPBank trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, tính theo thị giá hiện hành tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai
Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.