Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những “điểm nghẽn” cần khơi thông trong quản lý, vận hành đường cao tốc 5.000km

Hiện, Việt Nam vẫn còn khoảng trống lớn về khung pháp lý và bộ tiêu chuẩn định mức chuyên ngành đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý, khai thác đường ô tô cao tốc. Cần sớm phải hoàn thiện để thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này.

Đến năm 2035 Việt Nam sẽ có khoảng 5.000km cao tốc

Chia sẻ trong buổi toạ đàm: “Quản lý đường cao tốc theo hình thức hợp đồng kinh doanh- quản lý (O&M)”,PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) cho biết: Theo dự án quy hoạch phát triển đường cao tốc đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2030 - 2035, Việt Nam có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc với tổng mức đầu tư lên tới xấp xỉ 40 tỷ USD, bao gồm: Tuyến cao tốc dọc trục Bắc -Nam phía Đông; Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam; và Hệ thống đường vành đai Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Dự án Quy hoạch phát triển đường cao tốc TA 4695-VIE được Chính phủ phê duyệt, hệ thống đường bộ cao tốc ở nước ta được triển khai theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chương trình ngắn hạn (2006-2015) gồm 17 dự án với tổng chiều dài là 1.518km, tổng mức đầu tư 12.500 triệu USD;

Giai đoạn 2: Chương trình trung hạn (216-2025) gồm 18 dự án với tổng chiều dài 912km, tổng mức đầu tư là 7.510 triệu USD;

Giai đoạn 3: Chương trình dài hạn (2026-2035) gồm 15 dự án với tổng chiều dài 2.294km, tổng mức đầu tư là 19.526,5 triệu USD.

“Đây sẽ là khối tài sản rất lớn cần phải được quản lý và khai thác tốt mới mang lại hiệu quả đầu tư, nếu không sẽ gây tổn thất vô cùng lớn cho nền kinh tế và cho chính các nhà đầu tư”, ông Chủng nói và cho biết: Hiện nước ta đã thực hiện công tác vận hành và quản lý hơn 1.000km đường cao tốc được xây dựng từ nguồn vốn nhà nước (vốn vay ODA, đầu tư công) và vốn của các nhà đầu tư tư nhân theo phương thức PPP. Việc quản lý và kinh doanh đường bộ cao tốc gồm quản lý thu phí, quản lý giao thông, quản lý bảo trì và quản lý tài sản đường cao tốc.

Đến năm 2035 Việt Nam sẽ có khoảng 5.000km cao tốc
Đến năm 2035 Việt Nam sẽ có khoảng 5.000km cao tốc.

Ông Chủng nhấn mạnh, hiện chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh và bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên về quản lý, khai thác đường bộ cao tốc. Đây là khoảng trống lớn cần khắc phục càng sớm càng tốt.

Chia sẻ tại toạ đàm, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện quan trọng và đầu tiên cho phát triển kinh tế đất nước. Nhưng theo Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố năm 2019, nước ta thuộc nhóm 1/3 nền kinh tế có năng lực về hạ tầng giao thông đường bộ kém nhất trên thế giới.

“Cơ sở hạ tầng giao thông yếu là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới chi phí logistic chiếm tới 20% GDP, cao gần gấp đôi so với các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn thế giới tới 14% – 15%, ông Lộc nói.

Gợi ý mô hình quản lý, kinh doanh

Về vấn đề nêu trên, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT - Tiến sĩ Lê Đỗ Mười cho hay, nước ta cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan để có thể nhanh chóng triển khai mô hình khai thác, quản lý (O&M) tại các tuyến đường bộ cao tốc được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN). “Việc dành một nguồn lực lớn từ NSNN để đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc cũng đặt ra yêu cầu cần có các cơ chế, chính sách, mô hình phù hợp để thu hồi nguồn vốn hoàn trả NSNN và tiếp tục tái đầu tư. Do đó, mô hình O&M là hợp lý và cần sớm được xây dựng, triển khai để hệ thống đường bộ cao tốc được quản lý, khai thác hiệu quả, Tiến sĩ Lê Đỗ Mười nói,

Bên cạnh đó, TS. Mười lưu ý, trong quá trình triển khai mô hình này cần lưu ý một số nội dung nhằm vừa đảm bảo khai thác hiệu quả hạ tầng đã đầu tư, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – nhà đầu tư – người sử dụng.

Để triển khai hình thức kinh doanh - bảo trì đường cao tốc thuận lợi, nhiều ý kiến của các chuyên gia nhấn mạnh việc cần có các hướng dẫn cần thiết, trong đó hiện chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên về quản lý, khai thác đường ôtô cao tốc; các văn bản pháp luật điều chỉnh, đặc biệt là các hướng dẫn chi tiết về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng O&M để cả phía nhà nước và nhà đầu tư tư nhân có thể dựa vào đó cùng thương thảo, xây dựng và tổ chức vận hành những dự án hợp tác hiệu quả.

GS.TS. Vũ Đình Phụng, Trưởng khoa Công trình giao thông, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết đến năm 2030, Việt Nam có tổng số đường cao tốc 5.138 km. Như vậy, chỉ còn 8 năm nữa, thời gian rất ngắn để hoàn thiện nhiệm vụ lớn này.

Ông Phụng cũng cho rằng, điều bất cập hiện nay là chúng ta chưa có được quy trình khai thác đường cao tốc nên trong công tác quản lý đường cao tốc còn gặp rất nhiều khó khăn.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

BIDV tham gia Diễn đàn "Kinh doanh bao trùm lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm"
BIDV tham gia Diễn đàn "Kinh doanh bao trùm lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm"

Tại TP. HCM, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia sự kiện “Diễn đàn đầu tư quốc gia về Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”. Diễn đàn - do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức, có sự hỗ trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates.

Các hãng hàng không cần kịp thời cập nhật các quy định về về xuất nhập cảnh
Các hãng hàng không cần kịp thời cập nhật các quy định về về xuất nhập cảnh

Cục Hàng không cho biết, số lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh tại các cảng hàng không trên cả nước tăng mạnh. Nhằm giảm thiểu hành khách bị từ chối nhập cảnh, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị, các hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam kịp thời cập nhật các quy định của Việt Nam và quốc tế về xuất, nhập cảnh, quá cảnh liên quan đến hành khách đi tàu bay...

Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024
Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024

Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao cho biết, việc thiếu điện - là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư...

Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet
Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet

Không ngừng mở rộng mạng bay, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Vietjet mở thêm đường bay thẳng kết nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng xinh đẹp Sydney, nâng tổng số đường bay kết nối giữa 2 nước Việt Nam – Australia lên 07 đường bay. Trăm nghìn vé 0 đồng (*) và loạt ưu đãi hấp dẫn dành tặng khách hàng thỏa sức khám phá khắp Australia chỉ có tại www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air với thời gian bay từ nay đến 31/10/2024 (**).

Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân
Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân

UBND Thành phố đã yêu cầu Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị để tổng hợp số liệu liên quan đến khả năng đấu thầu, đấu giá của 30 quận, huyện, thị xã từ nguồn thu từ đất… Các chuyên gia nhận định, đất đấu giá sẽ là sản phẩm dẫn dắt cho thị trường đất nền trong năm 2024.

Hải Dương công bố Đền thờ Quan lớn Tuần Tranh là điểm du lịch
Hải Dương công bố Đền thờ Quan lớn Tuần Tranh là điểm du lịch

Ngày 19/3, UBND huyện Ninh Giang trang trọng tổ chức khai hội Lễ hội đền Tranh năm 2024 và công bố quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đền Tranh là điểm du lịch...