*Trừ các doanh nghiệp ngành tài chính và ngân hàng và doanh nghiệp bán lẻ có lợi nhuận chịu thuế trên 500.000 bảng. **Có thay đổi vào năm 2025. ***Trừ doanh nghiệp dầu khí.
*Trừ các doanh nghiệp ngành tài chính và ngân hàng và doanh nghiệp bán lẻ có lợi nhuận chịu thuế trên 500.000 bảng. **Có thay đổi vào năm 2025. ***Trừ doanh nghiệp dầu khí.

Trên thế giới, việc thiết lập thuế thu nhập doanh nghiệp thường được mô tả là một “cuộc đua xuống đáy”. Theo đó, các quốc gia có xu hướng đưa ra thuế suất thấp hơn so với nước khác với hy vọng điều này hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư và kinh doanh hoặc ít nhất đặt chi nhánh. Tại một số quốc gia, thuế thu nhập doanh nghiệp thậm chí là 0%.

Theo đó, các quốc đảo nhỏ ở khi vực Caribbean, Thái Bình Dương và Quần đảo thuộc Anh chiếm đa số danh sách. Trong đó, một số nơi thậm chí không thu thuế thu nhập cá nhân hay thuế lợi nhuận từ vốn đầu tư. Nhờ vậy, đây là nơi đặt trụ sở của hàng trăm công ty trên thế giới và thường được gọi là “thiên đường thuế”. Tuy nhiên, một số quốc gia trong số này vẫn áp thuế các lĩnh vực quan trọng như dầu khí. Đơn cử, Bahrain áp thuế thu nhập tới 46% với doanh nghiệp dầu khí.

Còn tại các vùng lãnh thổ thuộc Anh, các công ty tài chính và ngân hàng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 10%. Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải nộp thuế nếu có lợi nhuận chịu thuế trên 500.000 bảng. Trong khi đó, Bermuda sẽ bắt đầu áp thuế thu nhập doanh nghiệp 15% từ năm 2025 nhưng chỉ áp dụng với các công ty đa quốc gia có doanh thu năm từ 800 triệu USD trở lên.

Hiện tại, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang đề xuất một mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp đa quốc gia tìm tới những “thiên đường thuế”. Theo lý giải của tờ báo Financial Times, nếu một quốc gia áp thuế thu nhập doanh nghiệp dưới ngưỡng tối thiểu đó, các quốc gia khác có thể áp dụng thuế “bổ sung” đề bù vào phần chênh lệch. Điều này sẽ làm sức hấp dẫn của các "thiên đường thuế".

Theo Vneconomy