Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những sở nào có thể hợp nhất, sáp nhập?

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến công khai vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Những sở nào có thể hợp nhất, sáp nhập? - Hình 1

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Sáp nhập, hợp nhất nhiều sở

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, tổ chức các sở được sắp xếp, hoàn thiện theo hướng tính gọn như sau.

Đối với 17 sở đang tổ chức thống nhất trong cả nước hiện nay, được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm bảo đảm ổn định và phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hoặc sở tham mưu quản lý chuyên ngành chuyên sâu có tính ổn định cao, gồm 4 sở: Tư pháp, tài nguyên và môi trường; lao động – thương binh và xã hội; y tế.

Nhóm 2: Các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cáp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất, gồm 10 sở: Kế hoạch và đầu tư; tài chính; giao thông vận tải; xây dựng; nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thể thao và du lịch (hoặc văn hóa, thể thao); thông tin và truyền thông.

Nhóm 3: Các sở giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thực hiện thí điểm hợp nhất theo Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết số 56/2017/QH14, gồm: Sở nội vụ (thí điểm hợp nhất với ban tổ chức); thanh tra tỉnh (thí điểm hợp nhất với ủy ban kiểm tra); văn phòng UBND cấp tỉnh (thí điểm hợp nhất với văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng HĐND cấp tỉnh).

Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương, gồm: Sở quy hoạch – kiến trúc thuộc UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập (ban dân tộc, sở ngoại vụ, sở du lịch) giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập; thành lập hoặc không thành lập (kể cả khi đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập).

Trên cơ sở phân nhóm các sở, Dự thảo Nghị định quy định theo hướng giao cho địa phương quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bên trong của từng sở, bảo đảm phù hợp với quy định khung của Chính phủ, quy định của Thủ tướng Chính phủ (trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập các sở, điều chỉnh chức năng giữa các sở khác với quy định tại Nghị định), hướng dẫn của Bộ quản lý ngành về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương (các bộ không hướng dẫn về cơ cấu tổ chức của sở). Đối với các sở thực hiện thí điểm hợp nhất thì thực hiện chức năng theo quy định của Đảng và pháp luật.

Cơ sở của việc hợp nhất các sở

Tờ trình của Bộ Nội vụ nêu rõ, hợp nhất sở kế hoạch và đầu tư với sở tài chính vì chức năng, nhiệm vụ có mối quan hệ liên thông, việc hợp nhất 2 sở này - sẽ tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách và một số lĩnh vực liên quan được hiệu quả hơn, bảo đảm việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của địa phương được gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách.

Đồng thời, hạn chế tối đa sự giao thoa về nhiệm vụ giữa 2 sở này kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chính phủ. Trong trường hợp hợp nhất các sở này, thì có tên gọi sở tài chính – kế hoạch.

Về hợp nhất sở giao thông vận tải với sở xây dựng, theo Bộ Nội vụ, việc hình thành và phát triển các không gian đô thị hiện đại không thể tách rời giữa quy hoạch xây dựng đô thị với hạ tầng giao thông, nhất là khi Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai các dự án theo các hình thức đầu tư công - tư (BOT, BT, PPP...) luôn đòi hỏi có sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển giao thông với đô thị.

Vì vậy, việc hình thành một cơ quan quản lý thống nhất 2 lĩnh vực này - sẽ bảo đảm nâng cao tính hiệu quả, khắc phục những bất cập chồng chéo, thiếu đồng bộ trong quản lý hạ tầng đô thị (xây dựng nhà, cấp, thoát nước đô thị thuộc ngành xây dựng) và hạ tầng giao thông (xây dựng đường thuộc ngành giao thông). Trong trường hợp hợp nhất thì tên gọi là sở giao thông vận tải - xây dựng.

Bộ Nội vụ cũng cho biết, đề xuất hợp nhất sở nông nghiệp và phát triển nông thôn với sở công thương, vì tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng về công nghiệp và dịch vụ, thì yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn so với các ngành, lĩnh vực khác là không lớn nên không cần thiết thành lập một sở chuyên trách tham mưu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nếu hợp nhất các sở này, thì có tên gọi sở công nghiệp, nông nghiệp và thương mại.

Về phương án hợp nhất sở thông tin và truyền thông với sở văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Nội vụ nêu rõ: Qua thực tiễn chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương cho thấy, tại một số tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít thì yêu cầu quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, in và phát hành, bưu chính, viễn thông… không lớn nên không cần thiết duy trì một sở tham mưu chuyên trách về các lĩnh vực này. Trong trường hợp hợp nhất 2 sở thì tên gọi sẽ là sở văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch hoặc sở văn hóa, thông tin và thể thao.

Còn việc hợp nhất sở khoa học và công nghệ với gở giáo dục và đào tạo, vì lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan mật thiết với việc nghiên cứu và ứng dụng; nói cách khác là khoa học công nghệ là nghiên cứu để đưa ra kết quả tối ưu, áp dụng, vận dụng và phục vụ đời sống xã hội.

Lĩnh vực này tương đồng với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và đến một thời điểm thích hợp, cần thiết phải hợp nhất để thống nhất giao cho một cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ. Trong trường hợp hợp nhất các sở này, thì có tên gọi sở giáo dục và khoa học, công nghệ.

Ba phương án về khung số lượng sở

Căn cứ vào phân nhóm sở và thẩm quyền quyết định thành lập sở, Bộ Nội vụ đề xuất 3 phương án về khung số lượng sở.

Phương án 1: Quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập theo quy định tại Điều 9, bảo đảm không vượt quá số lượng sở hiện có và khung số lượng sở của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Cụ thể, không quá 20 sở đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; không quá 19 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I; không quá 18 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II; không quá 17 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại III.

Theo phương án này, sẽ giảm tối thiểu 46 (chưa bao gồm các sở không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập cần phải sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định) tại 34 tỉnh, thành phố. Cụ thể, có 22 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 1 sở; có 12 tỉnh cần giảm tối thiểu 2 sở.

Phương án 2: Trên cơ sở thực trạng tổ chức các sở ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương so với quy định khung của phương án 1, Bộ Nội vụ đề xuất khung các sở theo phương án 2 với mức độ tinh gọn cao hơn phương án 1.

Cụ thể: Không quá 20 sở đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; không quá 18 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I; không quá 17 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II và loại III.

Theo phương án này, sẽ giảm tối thiểu 88 sở (chưa bao gồm các sở không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập cần phải sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định) tại 54 tỉnh, thành phố.

Cụ thể: Có 24 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 1 sở; có 23 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 2 sở; có 6 tỉnh cần giảm tối thiểu 3 sở.

Phương án 3: Quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập theo quy định tại Dự thảo Nghị định, bảo đảm không vượt quá số lượng sở hiện có tại thời điểm tổ chức thực hiện Nghị định.

Trong các phương án nêu trên, để đảm bảo thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn, Bộ Nội vụ đề xuất chọn phương án 1.

Dự thảo Nghị định được lấy ý kiến công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ, từ ngày 16/4 - 16/6/2018.

Hương Thủy (Nguồn: dangcongsan.vn)

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.