Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những thách thức cho kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

Bước vào giai đoạn 2021 - 2025, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việt Nam đang phải đối mặt nhiều vấn đề lớn cho giai đoạn phát triển 2021 - 2030 và xa hơn đến năm 2045, tạo sức ép buộc phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế nhanh và sâu rộng hơn ngay từ giai đoạn 2021 - 2025.

Những kết quả tích cực

Theo Báo cáo Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 chủa Chính phủ mới đây, sau 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đánh giá cho thấy có 17/22 mục tiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành, đạt khoảng 77,3% tổng số mục tiêu đề ra.

Đáng chú ý, có 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra, bao gồm: Quy mô nợ công giảm mạnh, từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nợ công tăng nhẹ lên 55,3% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 là không quá 65% GDP.

Quy mô nợ chính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, tăng lên 49,1% năm 2020, vẫn thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 44% năm 2015 xuống 41,6% năm 2016, và ước năm 2020 còn 32,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu dưới 40%.

Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 45,42%, vượt xa so với mục tiêu 30-35% được đề ra trong Nghị quyết. Dư nợ thị trường trái phiếu đến năm 2019 đạt 40,1% vượt xa so với mục tiêu đến năm 2020 đạt 30% GDP. Năm mục tiêu có khả năng không hoàn thành, chiếm 22,7% tổng số mục tiêu đề ra. Trong đó, 2 mục tiêu về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, 01 mục tiêu về cơ cấu lại đầu tư công, 1 mục tiêu về phát triển doanh nghiệp và 01 mục tiêu về đào tạo lao động.

Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả tích cực (Ảnh minh họa)
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả tích cực (Ảnh minh họa)

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo báo cáo, việc triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 vẫn còn hạn chế, yếu kém.

Đó là, việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Nghị quyết số 24 mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, một số nhiệm vụ thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế chậm dẫn đến mô hình tăng trưởng mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáp ứng yêu cầu và chưa bền vững. Tăng NSLĐ thời gian qua chủ yếu do tăng cường độ vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp, vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động kinh tế sử dụng nhiều lao động; mạng lưới các ngành công nghiệp hỗ trợ cơ bản chưa hình thành, doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn ít và chủ yếu mới đang ở các công đoạn đơn giản, giá trị gia tăng thấp dẫn đến tác động lan tỏa từ khu vực FDI ít; đóng góp của TFP vào tăng trưởng NSLĐ còn thấp và chưa bền vững.

Cơ cấu các nguồn lực, đặc biệt bao gồm lao động, vốn và tài nguyên, chưa được dịch chuyển mạnh đến các ngành và khu vực kinh tế có năng suất lao động và hiệu quả cao. Nền kinh tế tiếp tục có nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” và có nguy cơ tụt hậu trong bối cảnh CMCN 4.0.

Ngoài ra, bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu của dịch bệnh Covid-19 thời gian qua bộc lộ những điểm yếu của cơ cấu kinh tế Việt Nam về tính tự chủ và khả năng chống chịu. Đó là sự phụ thuộc vào thị trường xuất, nhập khẩu của một số nước trong một số mặt hàng, sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ trong nước, tính chất phi chính thức và mức độ dễ bị tổn thương của khu vực kinh tế trong nước.

Sự đình trệ của các thị trường xuất, nhập khẩu lớn của hàng hóa Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Lực lượng lớn lao động, đặc biệt trong khu vực phi chính thức bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

7 thách thức cụ thể

Theo báo cáo kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã đưa ra 7 thách thức.

Thứ nhất, mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt yêu cầu, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức rõ nét nhất. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Môi trường kinh doanh ở một số lĩnh vực, địa phương còn hạn chế, chưa thực sự thông thoáng.

Thứ hai, các đột phá chiến lược chưa có sự bứt phá. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả.

Thứ ba, độ mở của nền kinh tế lớn khiến các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn. Tính tự chủ của nền kinh tế thấp, phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ biến động hoạt động sản xuất của khu vực đầu tư nước ngoài. Mức độ tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực còn hạn chế, chủ yếu tham gia ở các công đoạn giản đơn, chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước, … nhằm nâng cao NSLĐ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ tư, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng đầu tư, trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội rất lớn, nguồn vốn nhà nước, vốn ưu đãi và viện trợ đều có xu hướng giảm.

Thứ năm, Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Giai đoạn tới, xu hướng BĐKH sẽ ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp liên quan đến người lao động. Chính vì vậy, cơ cấu lại ngành nông nghiệp cần được đẩy nhanh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.

Thứ sáu, vấn đề già hóa dân số cùng với sự gia tăng của chi phí lao động đang đặt ra nhiều thách thức cơ cấu lại đối với các ngành sản xuất - kinh doanh dựa vào lao động kỹ năng thấp trong dài hạn đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc tận dụng thời gian còn lại của giai đoạn dân số vàng.

Thứ bảy, trong năm 2021, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư ở Việt Nam đã tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, ảnh hưởng lớn đến quá trình cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và các chủ thể. Doanh nghiệp trong nhiều ngành bị ảnh hưởng nặng nề, đòi hỏi phải được hỗ trợ kịp thời để tồn tại, trước khi phục hồi và phát triển. Dịch bệnh tạo thêm những khó khăn, thách thức trong cơ cấu lại NSNN, tổ chức tín dụng, đặc biệt vấn đề nợ xấu. Dịch bệnh cũng bộc lộ thêm những điểm yếu về cơ cấu như quy mô lớn và kết nối về thông tin về khu vực kinh tế phi chính thức, phối hợp xử lý các vấn đề liên vùng.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng cho thấy sức mạnh của công nghệ số, kết nối thông tin và yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, tạo tiền đề cho chuyển biến về chất lượng và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tóm lại, diễn biến phức tạp và tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần tập trung cho những giải pháp ngắn hạn, cấp bách, hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.

Bối cảnh trong nước và quốc tế cho thấy Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển. Cả cơ hội và thách thức đều đòi hỏi Việt Nam cần đẩy nhanh và thực hiện quyết liệt, có kết quả rõ ràng hơn quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 để có thể vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, phát huy được tiềm năng, phục hồi nhanh, bền vững hơn và đạt được các mục tiêu phát triển.

Hưng Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"
Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"

Đại diện Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã ngừng tất cả các hoạt động giao thương với Israel kể từ ngày 2/5, do "thảm kịch nhân đạo ngày càng trở nên tồi tệ" tại các vùng lãnh thổ của Palestine.

Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước
Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 8,4% và luân chuyển tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 12,7% và luân chuyển tăng 7,6%.

Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ
Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn, là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Giai đoạn cuối của chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, quân và dân đồng bằng Bắc Bộ đã phối hợp hiệu quả với chiến trường chính, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”
Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”

Ngày 2/5, tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang, Ban Tổ chức Cuộc thi Robocon tổ chức phát động Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, kết thúc qúy I/2024, dòng tiền kinh doanh của thương hiệu VietABank đang âm 7.727 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2023 cũng âm 14.959 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư âm 9,5 tỷ đồng do VietABank tiêu tốn vào mua sắm tài sản cố định. Vậy, bức tranh tài chính của thương hiệu VietABank ra sao, hãy cùng Thương hiệu và Công luận tìm hiểu.

Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản
Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản

Đại diện ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ thông tin rằng, tài sản của họ ở Nga có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.