Khoai tây mọc mầm có thể gây ngộ độc

Những thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất trong dịp Tết? - Hình 1

Khoai tây là thực phẩm dễ mọc mầm khi tích trữ ngày Tết các bà nội trợ nên thận trọng khi bảo quản.

Độc chất trong cây khoai tây có tên gọi là glycoalkloids (chaconin, solanin). Chất này không có trong củ khoai, chỉ có nhiều trong mầm củ, trong lớp vỏ xanh của củ khi tiếp xúc với ánh nắng và một phần nhỏ trong lá, rễ.

Trong củ khoai tây bình thường có 12 - 20 mg/kg glycoalkaloid, củ khoai tây có mầm là 250 - 280 mg/kg, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500 - 2.200 mg/kg. Liều gây tử vong của solanin vào khoảng 0,2 g cho một người nặng 50 kg.

Măng

Những thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất trong dịp Tết? - Hình 2

Măng là một món ăn hết sức quen thuộc với người dân nước ta, đặc biệt trong dịp tết. Tuy nhiên, trong măng có chứa một chất có độc tính tương tự như sắn, đó là chất acid cyanhydric (HCN) nhưng hàm lượng cao hơn nhiều (khoảng trên dưới 300 mg/100 g tươi tùy từng loại măng). Người nặng khoảng 50 kg ăn phải khoảng 20 mg chất này sẽ bị ngộ độc và 50 mg sẽ tử vong.

Dứa

Dứa (miền Nam gọi là khóm, thơm) cũng là một loại quả ngon và thông dụng. Đây là cây bản địa của Paraguay và miền Nam Brasil. Quả dứa thực ra là trục của hoa dứa còn quả thật là các “mắt” dứa. Dứa có thể ăn tươi hoặc đóng hộp với thành phần dinh dưỡng cao như đường, các vitamin, khoáng chất. 

Ngộ độc dứa tương đối hay gặp mặc dù trong quả dứa không có thành phần nào là độc chất. Có một số nghiên cứu cho rằng chất gây ngộ độc trong dứa là các loại nấm mốc sống kí sinh trên quả dứa bởi vì đa số bệnh nhân bị ngộ độc dứa có phản ứng dương tính với giống nấm Candida tropicalis khi làm test nội bì.

Vì vậy, trong nhiều trường hợp, triệu chứng ngộ độc dứa giống như một phản ứng dị ứng với các biểu hiện nhanh và nặng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; ngứa, nổi mẩn ngoài da, co thắt phế quản kiểu hen và nặng nề nhất là sốc kiểu phản vệ: ngay sau khi ăn dứa, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đánh trống ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mứt, ô mai có thể chứa phụ gia độc hại

Ngày Tết có lẽ mứt và ô mai cũng là một trong những thứ ăn vặt được người Việt sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người dân nên tránh các loại ô mai, xí muội, mứt nhuộm phẩm màu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt.

Màu sắc này là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng, để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn.

Rượu chứa cồn công nghiệp

Những thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất trong dịp Tết? - Hình 3

Ngoài các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc thì đồ uống cũng được sử dụng ở hầu hết các mầm cơm ngày Tết chính là rượu. Rượu giúp tình thân bạn bè được gắn kết hơn. Không có rượu bữa cơm gia đình trở nên nhạt nhẽo. Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, đỉnh điểm của các ca ngộ độc, cấp cứu do rượu thường rơi vào tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Năm nào số ca ngộ độc rượu phải cấp cứu, tử vong trong dịp này cũng tăng hơn gấp đôi so với các tháng còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân uống phải rượu có cồn công nghiệp với nồng độ methanol cao gấp nhiều lần cho phép và uống phải rượu ngâm với những sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, hai loại ngộ độc rượu thường gặp là ngộ độc ethylic (còn gọi là rượu ethanol) và ngộ độc cồn methylic (methanol). Đây là loại hóa chất độc cực mạnh, chỉ uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml là có thể gây tử vong.

 Hằng Vương(T/h)