Ninh Thuận:Trung Nam huy động hơn 3.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu cho DA điện mặt trời
Công ty CP Điện mặt trời Trung Nam cho biết, phát hành thành công 2.100 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ vào 26/8 vừa qua. Trái phiếu có kỳ hạn 9 năm, lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 năm cộng biên độ 3,5%/năm, riêng năm đầu tiên là 10,5%/năm.
Công ty CP Trung Nam cũng phát hành trái phiếu, tổng giá trị 945 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm. Lãi suất áp dụng năm đầu tiên cũng là 10,5%/năm. Các năm sau, lãi suất được thả nổi và tính bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 năm cộng biên độ 3,5%/năm.
Tổng số tiền được nhóm công ty này huy động qua kênh trái phiếu là 3.045 tỷ đồng.
Cuối tháng 4, Điện mặt trời Trung Nam đã đưa vào vận hành nhà máy điện mặt trời công suất 204 MW.
Tổng số tiền được nhóm công ty này huy động qua kênh trái phiếu là 3.045 tỷ đồng.
Tài sản được Điện mặt trời Trung Nam sử dụng để đảm bảo cho số trái phiếu trên gồm toàn bộ quyền tài sản và tài sản trên đất hình thành trong tương lai gắn liền dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Phía công ty cũng cho biết, sau khi dự án hoàn thiện, tài sản đã hình thành trên đất sẽ được sử dụng để thế chấp.
Điện mặt trời Trung Nam sẽ mua lại trái phiếu từ năm thứ 3
Ngoài ra, khoản trái phiếu trên được Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam cung cấp văn bản bảo lãnh cam kết vô điều kiện không hủy ngang về việc thực hiện thay toàn bộ các nghĩa vụ bao gồm (nhưng không giới hạn) nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí khác liên quan đến gói trái phiếu phát hành. Đây là công ty sở hữu 70% vốn Điện mặt trời Trung Nam và cũng là một doanh nghiệp có quy mô vốn khủng (4.000 tỷ đồng). Toàn bộ cổ phần của các cổ đông cũng dùng để làm tài sản đảm bảo.
Thêm đó, Trung Nam còn sử dụng nguồn thu từ các lô đất được phân lô của Dự án Golden Hills City và Dự án Vệt 50m (Đà Nẵng) của chính doanh nghiệp này để làm tài sản đảm bảo.
Tương tự, phía Trung Nam cũng sử dụng quyền tài sản và toàn bộ tài sản trên đất hình thành trong tương lai từ dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận và quyền cũng như lợi ích hợp pháp từ phần vốn góp của Trung Nam theo Hợp đồng Hợp tác đầu tư với Điện mặt trời Trung Nam. Thêm đó, Trung Nam còn sử dụng nguồn thu từ các lô đất được phân lô của Dự án Golden Hills City và Dự án Vệt 50m (Đà Nẵng) của chính doanh nghiệp này để làm tài sản đảm bảo.
Dự án Golden Hills City
Hiện Điện mặt trời Trung Nam có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, sau đợt tăng vốn gấp 100 lần hồi tháng 6/2018. Cuối tháng 4/2019, giai đoạn 1 của tổ hợp điện mặt trời và điện đặt tại hai xã Lợi Hải và Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy điện mặt trời được xây dựng trên 268 ha với quy mô thiết kế hơn 705.000 tấm pin, công suất 204 MW. Cũng trên diện tích này có 17 turbine gió công suất 39 MW được lắp đặt trong giai đoạn 1 của dự án điện gió.
Giai đoạn 2 sẽ có thêm 28 turbine gió công suất 112 MW được lắp đặt. Dự kiến sau khi hoàn thành toàn bộ, tổ hợp điện gió và điện mặt trời Trung Nam đạt tổng công suất khoảng 360 MW.
Toàn bộ số trái phiếu phát hành được mua bởi các nhà đầu tư tổ chức. Điện mặt trời Trung Nam không nêu chi tiết số lượng và danh tính trái chủ. Dù thời điểm đáo hạn khoản vay trái phiếu trên là 9 năm, doanh nghiệp dự án này sẽ phải mua lại trái phiếu từ năm thứ 3 (50 tỷ đồng). Giá trị trái phiếu được mua lại nhiều nhất sau 72 tháng và 84 tháng kể từ ngày phát hành (mỗi đợt 550 tỷ đồng).
*Gần 46.600 tỷ đồng dư nợ tín dụng cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch
Nguồn vốn tín dụng đổ vào các lĩnh vực xanh tăng trưởng mạnh các năm gần đây. Theo số liệu thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đến hết tháng 6/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh là 310.600 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018. Riêng lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 15% tổng dư nợ tín dụng xanh. Ngoài ra, tín dụng vào nông nghiệp xanh chiếm 46% tổng dư nợ tín dụng xanh; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%. Dư nợ trung dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh.
Hoàng Hữu Quyết