Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông nghiệp tăng trưởng âm: Đòi hỏi một cuộc “cách mạng” mới!

6 tháng đầu năm, toàn ngành tăng trưởng âm, kết quả đó phần nào phản ánh sự dậm chân tại chỗ - thụt lùi

THCL 6 tháng đầu năm, toàn ngành tăng trưởng âm, kết quả đó phần nào phản ánh sự dậm chân tại chỗ - thụt lùi của nền nông nghiệp Việt Nam? Đã đến lúc cần phải tiến hành cuộc đổi mới lần thứ hai, trao đất đai, KHCN cho nông dân, doanh nhân… tạo động lực để cùng quyết tâm thay đổi.

Những nguyên nhân sâu xa

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trồng trọt là lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề, giảm 3% do hạn hán, xâm ngập mặn; sản lượng lúa giảm 1,3 triệu tấn. Sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung khiến sản lượng khai thác hải sản giảm 68.900 tấn trong 6 tháng qua.

ĐBSCL là nơi chịu tác động khắc nghiệt nhất của thiên tai. Nửa đầu năm, tổng sản phẩm toàn ngành giảm 0,18% (tương đương 720 tỷ đồng). Dễ dàng nhận thấy, nông dân là lực lượng chịu thiệt hại từ việc nông nghiệp tăng trưởng âm.

Nhìn nhận vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp, TS. Đặng Kim Sơn cho rằng, trong khó khăn kép thì thị trường là vấn đề lo lắng nhất của người dân. Hiện nay, như trường hợp muối, được mùa thì mất giá. Câu chuyện thị trường thể hiện sức cạnh tranh yếu của nông sản, từ ATVSTP, chất lượng, quy mô sản xuất, kinh doanh…

TS. Đặng Kim Sơn nêu: “Các chính sách đột phá đã đưa ra như đất đai, hợp tác xã, thu hút DN vào nông thôn, nhưng hiệu quả không mạnh cho nên tình hình vẫn chậm như khả năng cạnh tranh, thị trường, xuất khẩu.

Nhìn xa hơn thì đó là vấn đề mô hình tăng trưởng. Thời gian qua, chúng ta tập trung mạnh cho công nghiệp, đô thị với hy vọng lĩnh vực này phát triển sẽ quay lại bù đắp cho nông nghiệp, song thực ra liên tục trong vòng mấy năm qua thu nhập trung bình của người dân giữa thành thị và nông thôn cách nhau 2 lần. Thế nhưng, thu nhập chung cả nước đã tăng 7 - 8 lần trong 15 năm, như vậy khoảng cách thực tế doãng ra rất nhiều.

Nông nghiệp đóng góp 18 - 20% GDP, cho xuất khẩu 15 - 20%, 50% lực lượng lao động cho nông nghiệp, 70% lao động cho kinh tế nông thôn…; trong khi đầu tư của toàn nền kinh tế cho nông nghiệp chỉ 5 - 6%/năm. Chỉ bằng đó nên cơ sở hạ tầng rất thấp kém, điện thì chất lượng tồi, KHCN lạc hậu…

Tất cả làm cho nông nghiệp yếu một cách căn bản, không phải chỉ có trở nên quá rủi ro, không an toàn trước thiên tai, mà bản thân khả năng cạnh tranh và tăng trưởng đã yếu. Câu chuyện đó phải được nhìn nhận và giải quyết một cách căn bản trong tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng.

Tính trung bình, mỗi hộ dân nông thôn để dành 20 triệu/năm, nếu mua đồ dùng đắt tiền hoặc nhà có người ốm, con đi học thì hết sạch, không thể tái sản xuất mở rộng, mua đất đai, máy móc hay chuyển đổi cơ cấu. Cho nên, họ cực kỳ rủi ro trước thiên tai, trong khi chương trình bảo hiểm vẫn thử nghiệm, chưa áp dụng cho nông nghiệp, nông dân. So với thị dân, sự bảo vệ với chính gia đình họ và sự hỗ trợ của xã hội cực kỳ yếu kém.

Có thể thấy, kịch bản cho ngành nông nghiệp được dự báo nhiều năm qua, nhưng không có giải pháp căn cơ. Trong cuộc họp kiểm điểm tái cơ cấu ngành vừa qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát có nói một câu thấm thía: “Chúng ta bàn quá nhiều, nói quá nhiều trên văn bản, giấy tờ, chủ trương nhưng triển khai xuống dân, đi vào thực tế rất ít”.

Nếu xuống thực tế đi gặp cán bộ cơ sở, DN, mới thấy cực kỳ khó khăn. Những cái bàn mãi thì quá chậm đi vào cuộc sống, cái đi vào thực tế rồi thì phát huy còn hạn chế”...

Có thể thấy, lâu nay, nông nghiệp mới chỉ phát triển vào chiều rộng phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có và lao động giá rẻ. Bên cạnh quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thì việc áp dụng KHCN vào sản xuất quá ít. Tất cả các yếu tố này - khiến nông nghiệp thiếu hiệu quả ngay cả khi mưa thuận gió hòa.

Cải cách từ thể chế

Câu chuyện phòng chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu tổng hợp từ cơ sở hạ tầng, biến đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi chế độ điều tiết thủy lợi, xây dựng đồng ruộng, cơ cấu cây trồng… những việc căn cơ nông dân làm hàng trăm năm giờ phải thay đổi, quản lý thay đổi, quyết tâm chính trị từ các ngành, các cấp, địa phương. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, sự quyết tâm đó chưa đạt, trước những khó khăn chủ yếu vẫn là bà con nông dân, doanh nhân tự tìm cách xoay xở.

Theo ông Sơn, thời gian tới, chống biến đổi khí hậu phải diễn ra quyết liệt hơn; hội nhập cần phải có quyết sách, tất cả cùng hỗ trợ thì mới đương đầu được với thách thức. Tất cả xuất phát từ quy hoạch của Nhà nước tới tổ chức sản xuất của nông dân, xây dựng thị trường của doanh nhân. Điều đó cho thấy vai trò “cầm trịch” thuộc về Nhà nước.

Cũng phải nói thêm rằng, nhiều năm qua, chúng ta hô hào xây dựng nền nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu. Kỹ thuật, kinh nghiệm từ nông dân, doanh nhân cho thấy các biện pháp tổ chức sản xuất đã có, tuy nhiên vướng nhất là cơ chế quản lý.

Muốn đầu tư cho nông nghiệp, rõ ràng, trong điều kiện đầu tư công hạn chế thì tăng đầu tư cho nông nghiệp không dễ gì. Ngay hiệu quả đầu tư cũng chưa hợp lý. Đầu tư cho KHCN hiện nay là 1.000 tỷ đồng/năm, trong đó 1/2 cho khuyến nông, 1/2 cho nghiên cứu, nhưng hiệu quả của nghiên cứu đó vào sản xuất như thế nào? Câu trả lời là “không có”!

“Giải pháp là giao quyền tự chủ cho viện nghiên cứu, gắn trường đại học với viện nghiên cứu, gắn đề tài nghiên cứu với thực tế sản xuất, gắn kết quả ứng dụng tiến bộ KH&KT với nhà khoa học… Tất cả đã đưa ra, nhưng vì tiềm ẩn cụ thể của một nhóm, cá nhân, vì muốn giữ quyền lực… khiến các chính sách rất chậm được áp dụng. Để mở được chính sách này thì một loạt giấy phép con khác nữa ra đời, không chỉ chặn nông dân, doanh nhân mà ngay cả cán bộ!

Câu chuyện chính là phải thay đổi thể chế kinh tế. Đã đến lúc, tất cả tạo ra động lực quyết tâm thay đổi. Quyết tâm chuyển những vốn chưa hợp lý từ xây dựng cứng cho khu vực khác, không chỉ có tiền mà còn tạo điều kiện cho nhà khoa học gắn với nông dân. Cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp, quyết tâm phải đến từ lãnh đạo cao nhất. Phát huy quyền làm chủ của người dân để đấu tranh bảo vệ quyền của mình. Đã đến lúc làm cuộc cách mạng cho nông nghiệp như Bộ trưởng Cao Đức Phát có nhắc tới”, ông Sơn nêu ý kiến.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Bộ NN&PTNT phải là đơn vị chủ chốt đi theo tinh thần của sự thay đổi này để ứng dụng trong nông nghiệp. Một cuộc cởi trói như là cuộc đổi mới lần thứ hai, giống như lần thứ nhất cách đây 30 năm, khi đó trao đất đai, tư liệu sản xuất về cho nông dân, thì giờ trao đất đai, KHCN cho doanh nhân, nông dân, trao quyền phục vụ nhân dân cho các nhà khoa học.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: “Chúng ta đã có mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình chăn nuôi trang trại gia trại, mô hình xây dựng tổ nhóm HTX, chuỗi giá trị... tuy nhiên chưa được phổ biến. Thời gian tới, những công việc này cần phải được thực hiện một cách quyết liệt hơn”.

Đoàn Huế

Tin mới

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo
Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo

Ninh Thuận được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng và cơ hội rất lớn từ năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời không phát thải carbon để sản xuất hydrogen xanh lá. Đây được xem là giải pháp công nghệ bền vững, nhưng cần thời gian dài và nguồn vốn lớn để phát triển thị trường...

Ngày đầu nghỉ lễ, du khách đến Tam Đảo tăng cao đột biến
Ngày đầu nghỉ lễ, du khách đến Tam Đảo tăng cao đột biến

Ngay từ những ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã có nhiều du khách tới Tam Đảo (Vĩnh Phúc) tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, các khu quảng trường, đường dạo, nhà thờ đá, khu cầu mây… thu hút nhiều bạn trẻ tới check-in, ngắm cảnh.

Tuần qua, VSDC hủy nhiều mã chứng khoán do đáo hạn
Tuần qua, VSDC hủy nhiều mã chứng khoán do đáo hạn

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) vừa có thông báo đến các nhà đầu tư về việc hủy nhiều mã giao dịch chứng khoán của các công ty do đáo hạn.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam
Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tăng cường các hoạt động đoàn kết, gắn bó quân dân, từ ngày 26 - 27/4, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư
Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư

Theo đại diện Bộ Xây dựng, gần đây có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao. Chính vì vậy, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, khó xác định hành vi thổi giá nên thay vì cố làm điều bất khả thi này, nên tăng nguồn cung và dùng thuế để chặn đầu cơ nhà ở.