Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nước sông Sài Gòn dâng cao: Đâu chỉ do triều cường, mưa lũ?

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ nước sông Sài Gòn dâng cao là do quy luật tự nhiên. Song những nhận định củaông Phạm Thế Vinh - Phó giám đốc Trung tâm KHCN (Viện KH Thủy lợi miền Nam)đã đưa ra một góc nhìn khác.

THCL Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ nước sông Sài Gòn dâng cao là do quy luật tự nhiên. Song những nhận định củaông Phạm Thế Vinh - Phó giám đốc Trung tâm KHCN (Viện KH Thủy lợi miền Nam)đã đưa ra một góc nhìn khác.

Nước sông Sài Gòn dâng cao: Đâu chỉ do triều cường, mưa lũ? - Hình 1

Ông Phạm Thế Vinh, PGĐ Trung tâm KHCN

Thời gian gần đây, triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập nặng. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?

TP. HCM địa hình trũng thấp, việc ngập lụt không phải bây giờ mới xảy ra mà trước đây đã từng xảy ra rồi. Cũng phải xem khu vực ngập ở đâu, trước đây những nơi bị ngập là những nơi đất chưa sử dụng; nhưng giờ thì chúng ta đã phát triển cơ sở hạ tầng trên các địa hình đó và việc bị ngập là không thể tránh khỏi. Mức thủy triều cũng ngày càng cao hơn, tình hình ngập lụt hiện nay được đánh giá là khá nghiêm trọng.

Diện tích ao, hồ, mương, rạch bị san lấp nhiều, ảnh hưởng ra sao đến việc triều cường thường xuyên xảy ra và dâng cao khiến TP.HCM ngập lụt như hiện nay?

Không chỉ diện tích ao, hồ, kênh rạch bị san lấp, mà có thể nói cả các khu vực trũng thấp chứa triều, các khu rừng ngập mặn. Nếu chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng trên đó, dòng triều không thể vào được các khu này, áp lực triều ngoài biển sẽ mạnh lên trong sông làm mực nước triều gia tăng. Việc mực nước gia tăng sẽ gâp ngập thêm.

Ngoài ra, những khu vực trũng thấp hiện nay, nếu chúng ta xây dựng đường giao thông đi qua làm cắt dòng triều xâm nhập, cũng sẽ làm mực nước tăng lên.

Việc quy hoạch xây dựng đường xá, cầu cống, hạ tầng kỹ thuật có liên quan như thế nào đến việc triều cường lên cao?

Việc quy hoạch và xây dựng đường sá, đê bao, hạ tầng kỹ thuật sẽ quyết định rất lớn đến biến động mực nước triều. Cho tới nay, TP. HCM nói chung và hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai nói riêng đã triển khai hàng trăm dự án phát triển dân cư, đô thị, ngoài ra còn phát triển các khu dân cư tự phát…

Như vậy, các khu trũng thấp dân dần giảm đi so với trước đây khiến cho mực nước dâng cao. Cá nhân tôi cho rằng, việc quy hoạch tổng thể mặt bằng khu vực chưa quan tâm nhiều đến vấn đề duy trì các khu chứa nước, chưa chú trọng đến vấn đề cảnh quan sông nước là làm hiền hòa dòng nước trong sông.

Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, để giải quyết vấn đề trên là không dễ trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay.

Nhiều chương trình, dự án chống ngập lụt tại TP.HCM đã được đưa ra triển khai, nhưng đến nay tình trạng nước sông dâng cao, triều cường kết hợp mưa vẫn chưa được giải quyết. Nguyên nhân nào khiến những dự án này chưa thực sự hiệu quả?

Chúng ta phải phân biệt chương trình, dự án kiểm soát ngập đang trên giấy với dự án kiểm soát ngập đã được xây dựng. Hiện nay, các công trình kiểm soát ngập đã được xây dựng còn khá ít, chủ yếu là các quy hoạch, dự án mới được lập mà chưa được xây dựng.

Ví dụ, dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn, các cống Bình Lợi, Bình Triệu, Nhiêu Lộc Thị Nghè, các cống CLAPE kiểm soát triều tại một số đường ống thoát nước… mới là những dự án kiểm soát triều đã được xây dựng. Các dự án này, theo tôi đã phát huy hiệu quả tốt.

 Cho tới thời điểm hiện nay, nhiều chương trình, dự án chống ngập mới đang triển khai thực hiện và tôi cho rằng việc đầu tư vào kiểm soát triều còn khá nhỏ so với nhu cầu thực tế.

Như vậy, biện pháp cấp thiết cần làm là gì để ngăn chặn triều cường tiếp tục dâng cao trên diện rộng?

Theo tôi, đối với TP. HCM, để ngăn chặn triều cường, cần phải theo 2 giai đoạn:

Bước 1: Giai đoạn trước mắt cần xây dựng các công trình kiểm soát triều. Đây là giải pháp chúng ta đang triển khai hiện nay, bao gồm xây dựng các công trình cống lớn, kè và cống kiểm soát triều theo Quy hoạch 1547 giai đoạn 1. Các khu vực ngập triều khác cũng cần phải xây dựng công trình bảo vệ. Kết hợp với việc xây dựng các công trình này, cần phải lắp các cửa van 1 chiều tại các đường ống thoát nước tại các khu vực bì ngập do triều.

Ngoài ra, cần tuyên truyền trên thông tin đại chúng để người dân và địa phương biết được để bảo vệ các khu trũng, kênh rạch chứa nước.

Bước 2: Cần xác định rõ quy hoạch mặt bằng không gian đô thị của thành thố theo hướng nào. Liệu có thể thay đổi được quy hoạch hiện nay, liệu có thể điều chỉnh quy hoạch này theo hướng trả lại những khu chứa nước để giảm mực nước trong sông? Theo tôi, đây là điều rất khó khi nó liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế xã hội.

Nếu hướng này không thể giải quyết, có thể nghiên cứu co hẹp các cửa sông để làm giảm dòng triều vào trong khu vực và cũng sẽ làm giảm mực nước sông, tuy nhiên giải pháp này cũng cần phải nghiên cứu kỹ trước khi xây dựng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tiến Huy – Mai Hiền (Thực hiện)

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.