Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ô tô ngoại tràn vào: Xe nội đua giảm giá, đòi ưu đãi

Trước làn sóng ô tô NK từ Indonesia, Ấn Độ tràn vào, các hãng xe trong nước đồng loạt đòi giảm giá thành xe sản xuất tại Việt Nam thì mới cạnh tranh nổi; bởi chi phí sản xuất, lắp ráp đang cao hơn các nước ASEAN khoảng 20%.

THCL - Trước làn sóng ô tô NK từ Indonesia, Ấn Độ tràn vào, các hãng xe trong nước đồng loạt đòi giảm giá thành xe sản xuất tại Việt Nam thì mới cạnh tranh nổi; bởi chi phí sản xuất, lắp ráp đang cao hơn các nước ASEAN khoảng 20%.

Nhận thêm ưu đãi…

Ông Phạm Văn Dũng, Tổng giám đốc Ford Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến giá xe sản xuất trong nước đắt hơn xe từ ASEAN là do cách tính thuế linh kiện, phụ tùng NK.

“DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, không chỉ NK linh kiện, phụ tùng từ ASEAN, mà còn nhập từ các nước khác không được hưởng ưu đãi thuế. Số linh kiện này không được ưu đãi thuế quan như động cơ, hộp số vẫn phải tính thuế NK 20 - 30%. Thái Lan, Indonesia cũng nhập các linh kiện như vậy về lắp ráp, nhưng nếu nhà sản xuất ô tô nào đạt tỷ lệ nội địa hóa 40 - 60% thì phần linh kiện còn lại NK sẽ được hưởng thuế suất 0%. Điều này gây bất lợi cho DN lắp ráp trong nước”, ông Dũng chia sẻ.

Đại diện Ford Việt Nam đề nghị giảm thuế linh kiện NK ngoài ASEAN, kể từ 2018. Song căn cơ hơn, cần phát triển CN hỗ trợ trong nước. DN cần một cơ chế ưu đãi, khuyến khích XK, cả phụ tùng và XK ô tô nguyên chiếc (hiện cơ chế này vẫn chưa có). Đề nghị Bộ Công thương cân nhắc xem xét trong chính sách sắp tới.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch hãng Ô tô Trường Hải thừa nhận, nếu thuế NK xe nguyên chiếc về 0%, trong khi thuế nhập xe CKD (xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được NK - PV) 17 - 25%, cộng chi phí lắp ráp thì không ai làm lắp ráp. Ngay cả khi năm 2018, thuế NK linh kiện về 0% thì DN cũng chưa chắc lắp ráp ở Việt Nam.

“Xe Fortuner NK từ Indonesia về Việt Nam hiện vẫn phải đóng thuế 30% và thuế NK linh kiện từ ASEAN chỉ 5%. Thế nhưng, họ vẫn chọn phương án NK nguyên chiếc. Đến 2018, thuế nhập linh kiện về 0%, thuế nhập xe nguyên chiếc cũng về 0%, song nếu xét về dung lượng thị trường và tỷ lệ nội địa hóa, sản xuất xe ở Indonesia, Thái Lan vẫn rẻ hơn Việt Nam 20%”, ông Dương nói.

Vì vậy, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô đồng loạt lên tiếng đòi thêm ưu đãi về thuế để tiếp tục duy trì sản xuất tại Việt Nam.

Ô tô ngoại tràn vào: Xe nội đua giảm giá, đòi ưu đãi - Hình 1

Các DN ô tô Việt Nam tiếp tục đòi ưu đãi

... đến bao giờ?

Tại Diễn đàn Tăng cường hợp tác CN Việt Nam - Nhật mới đây, tương lai của CN ô tô Việt Nam cũng được các chuyên gia đưa ra “mổ xẻ”.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ngành ô tô đã phải trả giá vì chính sách chưa phù hợp: "Qua nhiều năm, các liên doanh vẫn muốn được ưu đãi, vì vậy vấn đề là ngành này ở Việt Nam có phải do chính sách hay không? Nếu tiếp tục phát triển CN ô tô như hiện nay, ưu đãi thêm chính sách có phải quá muộn hay không?".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra nhiều câu hỏi về ngành ô tô Việt Nam. Theo bà Lan, các dòng ô tô trên thế giới đang thay đổi nhanh, sản phẩm và công nghệ cho ra đời nhiều loại xe mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn là chủng loại xe cũ, thế hệ cũ.

“Tiếp tục ưu đãi thì 15 năm hoặc 20 năm nữa, khi xã hội phát triển, các loại xe này có phù hợp với Việt Nam hay không, xuất đi đâu? Các DN Nhật Bản tại Việt Nam đã và sẽ làm gì trước thay đổi chóng mặt của ngành ô tô? Nếu các liên doanh vẫn như hiện nay, chúng ta có nên tiếp tục có chính sách ưu đãi các DN phát triển ô tô hay không?...”, bà Lan hoài nghi.

Nhắc lại thông tin gây xôn xao dư luận một thời về việc Toyota được cho là đã đòi 2 tỷ USD để ở lại Việt Nam, bà Lan cho rằng: “Tôi tự hỏi, nếu như ưu đãi 2 tỷ USD cho Toyota thì sao lại không có 1 tỷ USD dành cho các DN nội địa của Việt Nam để họ sản xuất được linh phụ kiện, tham gia chuỗi giá trị hoặc cho DN ô tô khác phát triển? Sao lại hỗ trợ khi các DN liên doanh mang phụ kiện của Thái Lan, Malaysia sang lắp ở Việt Nam?".

GS. Fukunari Kimura, Kinh tế trưởng (Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á của Nhật Bản): CN ô tô rất rủi ro và chi phí lớn, do đó các hãng đều phải tuân thủ theo quy luật thị trường. Ngành CN ô tô có sự tích tụ lớn về quy mô và công nghệ, kỹ thuật, vì vậy nên cần thời gian và cần có chính sách đặc thù để các DN Nhật Bản tự tin khi ở lại Việt Nam.

"Chúng tôi khuyến nghị, nếu Việt Nam kiên trì theo đuổi xây dựng ngành ô tô, hãy nên có những chính sách phù hợp với thị trường và tạo dư địa cho các DN ô tô trong nước và cả nước ngoài. Việt Nam cần có ưu đãi cụ thể, đặc thù cho các DN sản xuất ô tô, trong đó đặc biệt là DN làm phụ trợ", GS. Kimura nói.

TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KH&ĐT nghi ngờ các hãng ô tô Nhật Bản chỉ coi Việt Nam là cơ sở lắp ráp, tận dụng cơ hội nhân công giá rẻ, thị trường mở và chính sách hỗ trợ của Chính phủ chứ chưa xem đây là cơ hội phát triển. Vì thế, nên có thông tin các DN ô tô có ý định rời khỏi Việt Nam khi thuế nhập ô tô từ ASEAN về 0% sau 2018. 

Ông Hồ chất vấn: "Có quá muộn hay không để chúng ta đưa ra chính sách ưu đãi cho ngành ô tô và có thực sự cần thiết để Việt Nam làm công nghiệp ô tô hay không? Tất cả ngành ô tô Việt Nam là liên quan công nghệ và cơ khí. Vấn đề này, chúng ta còn lâu mới theo kịp Hàn Quốc và Nhật Bản. 15 và 20 năm qua thất bại do một phần chính sách của chúng tôi. Tuy nhiên, có phải chủ yếu là do chính sách của Việt Nam hay không?".

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.

Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang

Các địa phương kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng cần có chủ trương về liên doanh, liên kết hoặc xã hội hóa trong hoạt động quản lý, duy trì, bảo dưỡng công viên, vườn dạo. Đồng thời, Thành phố hỗ trợ đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao để phục vụ nhu cầu người dân.

TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn
TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn

Cơ quan Công an quận 10, TP. Hồ Chí Minh vừa triệt phá thành công đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, thu giữ hàng 100.000 sản phẩm thuốc giả.

Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD
Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 209 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng thêm 15 tỷ USD.

Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp
Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp

UBND tỉnh Long An đã ký quyết định ban hành Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và 2025.