Về mảng NPK, tháng 8/2024 Phân bón Cà Mau sản xuất được 9.690 tấn, sản lượng tiêu thụ NPK trong tháng của doanh nghiệp đạt 2.370 tấn.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau sản xuất 634.560 tấn ure, hoàn thành 71% kế hoạch năm. Lượng tiêu thụ ure đạt 527.560 tấn, hoàn thành 70% kế hoạch năm 2024.
Trong đó, xuất khẩu phân bón ure của DCM đạt 209.690 tấn, hoàn thành 93% kế hoạch cho năm 2024.
Với lượng phân bón xuất khẩu này, Phân bón Cà Mau đã đóng góp 17,9% trong tổng lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2024.
Về mảng NPK, lượng sản xuất và tiêu thụ của NPK 8 tháng đầu năm 2024 đạt lần lượt 119.540 tấn và 80.180 tấn, hoàn thành 66% và 44% kế hoạch năm.
Trong tháng 9/2024, Phân bón Cà Mau đặt kế hoạch sản xuất được 67.410 tấn ure với lượng tiêu thụ 80.000 tấn, so với tháng trước tăng lần lượt 47% và 150%. Riêng xuất khẩu phân bón ure trong tháng 9/2024 DCM đặt mục tiêu đạt 10.000 tấn, giảm 38% so với tháng trước.
Doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu sản xuất 11.050 tấn NPK và tiêu thụ 25.000 tấn sản phẩm này trong tháng 9, tăng 14% về lượng sản xuất và gấp 10 lần về lượng tiêu thụ so với tháng trước.
SSI Research dự phóng doanh thu năm 2024 của DCM tăng 11% so với cùng kỳ năm trước với 14.006 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng trưởng sản lượng và giá bán bình quân. Chi phí khấu hao giảm và thu nhập bất thường liên quan đến hoạt động mua lại Phân bón Hàn Việt sẽ giúp lợi nhuận của DCM phục hồi đáng kể trong năm 2024 với lãi ròng ước đạt 1.980 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu năm 2025 dự kiến đi ngang ở mức 14.261 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Tác động đến từ sản lượng tiêu thụ ure có khả năng giảm do nhà máy ure tiến hành bảo dưỡng, trong khi dòng doanh thu từ phân bón NPK vẫn khá nhỏ (chiếm 12% doanh thu và 10% lợi nhuận gộp của DCM năm 2025).
Lợi nhuận ròng năm 2025 được SSI dự báo có thể giảm xuống còn 1.854 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước do không còn ghi nhận khoản thu nhập bất thường.
Hà Trần (t/h)