Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Pháp nhập khẩu cá ngừ đóng hộp nhiều nhất EU

Theo VASEP, khối lượng cá ngừ đóng hộp nhập khẩu vào EU năm nay ở mức gần tương đương so với cùng kỳ năm trước, nhưng động lực thương mại trong khối đã có sự thay đổi. Nhập khẩu của Pháp tăng, khiến họ trở thành người mua lớn nhất tại Châu Âu, trong khi Đức và Bồ Đào Nha giảm.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), nhập khẩu (NK) cá ngừ đóng hộp của EU trong 3 quý đầu năm 2021 đạt 405.848 tấn, gần tương đương so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù NK cá ngừ đóng hộp của EU trong nửa đầu năm thấp, nhưng nhờ sự tăng trưởng trong quý III/2021 nên lũy kế 9 tháng đầu năm gần tương đương so với năm 2020.

Pháp một lần nữa lại trở thành nhà NK chính cá ngừ đóng hộp trong khối thị trường này. Năm ngoái, Đức NK nhiều hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu tăng cao do đại dịch Covid-19. Nhưng năm nay, NK của nước này đã giảm trở lại mức của năm 2019, giảm 24%. Điều này cho phép các nhà NK giải phóng các kho hàng đang đầy ứ của họ.

Cá ngừ đóng hộp. (Ảnh minh họa)
Cá ngừ đóng hộp. Ảnh minh họa.

Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, NK cá ngừ đóng hộp của Pháp trong 3 quý đầu năm 2021 đạt mức cao nhất trong vòng 05 năm qua 83.112 tấn. Nguồn cung chủ yếu cho thị trường này là từ Seychelles và Tây Ban Nha. Trong những năm gần đây, NK cá ngừ đại dương của Pháp và Hà Lan có xu hướng tăng.

Pháp không phải thị trường duy nhất tăng NK cá ngừ qua Hà Lan, vì NK của trung tâm phân phối vẫn ở mức cao nhất vào năm 2020. Phần lớn cá ngừ đóng hộp vận chuyển đến Rotterdam đến từ Ecuador, mặc dù một lượng đáng kể được NK từ Tây Ban Nha, Papua New Guines, Philippines và Mauritius.

Trong khi đó, NK cá ngừ đóng hộp của Tây Ban Nha giảm mạnh, ít hơn khoảng 20.000 tấn so với cùng kỳ năm 2019. XK của các nhà sản xuất đồ hộp Ecuador bị ảnh hưởng nhiều nhất, khi đơn đặt hàng của họ bị cắt giảm một nửa. Khi coi Tây Ban Nha là nhà chế biến cá ngừ đóng hộp hàng đầu của EU và có lợi nhuận lớn, rõ ràng thị trường nội địa đang phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm địa phương hơn là NK.

Các nước EU đang giảm NK là Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. NK của các nước này trong 9 tháng đầu năm 2021 không chỉ thấp hơn cùng kỳ năm 2020, mà còn thấp hơn cả năm 2019. Mặt khác, các trung tâm phân phối như Séc và Slovakia lại tăng NK về gần mức trước đại dịch của mình.

Theo VASEP, 10 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ, EU, CPTPP, Israel tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đạt 593,9 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đăng Khôi

Bài liên quan

Tin mới

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.