Kế hoạch này nhằm thúc đẩy các công ty tái chế của Pháp như Veolia và Suez tăng cường các hoạt động tái chế.

Poirson cho biết, để có thêm chất thải nhựa phục vụ tái chế, Pháp sẽ ban hành hệ thống giảm 10% giá của sản phẩm nhằm khuyến khích người tiêu dùng tái chế.

"Sắp tới, khi có sự lựa chọn giữa hai chai, trong đó một chai được làm từ nhựa tái chế và chai khác không được sản xuất từ loại nhựa này, chắc chắn chai nhựa tái chế sẽ rẻ hơn” - bà Poirson nhấn mạnh.

Mặc dù không cung cấp rõ thời gian, nhưng bà cho biết vào đầu năm 2019, chính phủ Pháp sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung và cụ thể để giải quyết ô nhiễm nhựa.

Pháp sử dụng nhiều biện pháp thương mại để thúc đẩy các công ty tái chế - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Khi được hỏi liệu có đủ niềm tin vào thiện chí của ngành công nghiệp để đạt được mục tiêu tái chế nhựa 100% của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào năm 2025, Poirson cho rằng nếu áp đặt quy định mới quá nhanh sẽ dẫn đến phản ứng phòng thủ.

Pháp hiện chỉ tái chế 25,5% chất thải bao bì nhựa - tỷ lệ tái chế tồi tệ thứ hai ở châu Âu. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (EU), Eurostat, con số trên chỉ bằng khoảng 50% chất thải bao bì nhựa được tái chế ở Đức và Hà Lan.

Michel-Edouard Leclerc, Giám đốc điều hành của nhà bán lẻ hàng đầu Pháp E.Leclerc nói với JDD rằng trước năm 2020 sẽ cấm bộ đồ ăn bằng nhựa, các cửa hàng của ông sẽ dừng bán những sản phẩm này từ cuối quý 1 năm 2019.

Ông cho biết, những sản phẩm này sẽ được thay thế bằng các sản phẩm tái sử dụng hoặc bằng các chén và đĩa dùng một lần được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường hơn như các tông hoặc tre.

Bảo Ngọc (Theo Reuters)