Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh nâng cao đời sống nông dân theo tiêu chí “hạnh phúc”

Tỉnh Quảng Ninh xác định mục tiêu cao nhất trong xây dựng nông thôn mới là nâng toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn theo tiêu chí của “hạnh phúc”.

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025. 

Quảng Nịnh chọn tiêu chí “hạnh phúc” nâng cao toàn diện đời sống nhân dân. Ảnh minh họa
Quảng Nịnh chọn tiêu chí “hạnh phúc” nâng cao toàn diện đời sống nhân dân. Ảnh minh họa.

Tỉnh xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh và các địa phương. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống cư dân nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Tỉnh xác định chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới chính là người nông dân. Nâng cao toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn theo tiêu chí “hạnh phúc” chính là mục tiêu cao nhất của chương trình. Nông dân và cư dân nông thôn ngày càng có trình độ cao, đời sống vật chất và tinh thần tốt, từ đó làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp.  

Nông dân Quảng Ninh phát triển toàn diện, văn minh, yêu nước, đoàn kết, tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, có ý chí, khát vọng; có trình độ, học vấn và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, có trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật; được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, được tiếp cận các dịch vụ của đô thị.

Tăng trưởng xanh, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu chính là mô hình phát triển của nông nghiệp tỉnh. Từ đó hướng đến phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững và hiệu quả. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Quảng Ninh; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. 

Tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương tiếp tục được khai thác tối đa. Vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh được tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Mục tiêu tỉnh đặt ra là có 5/7 huyện (71,4% huyện trên địa bàn tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 03 huyện so với năm 2022 là Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà). Tỉnh phấn đấu có 58/98 xã (tương đương 59,1% số xã trên địa bàn tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 04 xã so với năm 2022), 32/98 xã (tương đương 32,6% số xã trên địa bản) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 06 xã so với năm 2022). Với cấp thôn, tỉnh phấn đấu có  367/458 thôn (tương đương 80% số thôn trên toàn tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là với các xã khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Về thu nhập bình quân của người dân, tỉnh phấn đấu thu nhập người dân nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2020. Năm 2020, số liệu từ Cục Thống kê Quảng Ninh cho thấy thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 46,1 triệu đồng/ người.

Tỉnh đưa ra các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra: Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với đô thị hóa thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; Nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu  qua việc triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP.

Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững cũng được tỉnh Quảng Ninh tập trung quan tâm, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân; tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình…cũng được chú trọng ưu tiên.

Hồng Nhung (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trình Thủ tướng nhân sự làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Trình Thủ tướng nhân sự làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam thống nhất giao Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo Thường trực HĐND tỉnh phân công ông Trần Xuân Vinh tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐND tỉnh.

Chúng tôi đã thấy một số “chồi xanh” trong thương mại toàn cầu
Chúng tôi đã thấy một số “chồi xanh” trong thương mại toàn cầu

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổ chức Thương mại Thế giới cùng dự báo tổng thương mại toàn cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm nay - 2024 sau khi suy thoái vào năm 2023 do nhu cầu, giá cả và lạm phát tăng cao.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri

Chuẩn bị Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, sáng 11/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đồng chí: Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và các Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Kiến Thụy. 

Khu phức hợp Thiso Myanmar Complex chào đón đoàn sinh viên đến tham quan, học tập
Khu phức hợp Thiso Myanmar Complex chào đón đoàn sinh viên đến tham quan, học tập

Mới đây, 55 sinh viên ngành Kinh tế và Kỹ thuật của Đại học Myanmar Noble đến tham quan, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, quy trình vận hành, phát triển tại Khu phức hợp (KPH) Thiso Myanmar Complex.

Đắk Lắk tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
Đắk Lắk tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Công văn số 3824/UBND-NNMT về việc tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo Luật Lâm nghiệp 2017 và quy định pháp luật có liên quan.

Lễ hội thương hiệu pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 đã chính thức bán vé
Lễ hội thương hiệu pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 đã chính thức bán vé

“Qua 11 lần tổ chức, DIFF đã trở thành thương hiệu và một sản phẩm du lịch độc đáo giúp TP. biển Đà Nẵng thu hút hàng triệu khách trong và ngoài nước mỗi năm tại thời gian diễn ra sự kiện. Việc kết hợp trình diễn pháo hoa với các hoạt động văn hóa, ẩm thực, giải trí đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch TP. Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ”, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh.