Quảng Ninh: Phát triển các sản phẩm du lịch mới ở Bình Liêu
Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, một trong những định hướng chiến lược được Bình Liêu tập trung là xây dựng các sản phẩm du lịch mới trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó, phát huy tiềm năng du lịch bốn mùa, tiếp tục tạo sức hút và sức cạnh tranh mạnh mẽ của du lịch địa phương.
Đầu năm 2024, Bình Liêu đã đăng ký với tỉnh phát triển 2 sản phẩm du lịch mới. Trong đó, với sản phẩm du lịch đi bộ xuyên rừng, du khách sẽ đi bộ theo lối mòn qua các rừng hồi, quế, rừng trúc và rừng tự nhiên, qua các bản làng của bà con dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ. Còn sản phẩm du lịch thể thao bóng đá nữ gắn với hình ảnh người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ xã Húc Động trong trang phục truyền thống (áo xanh, váy đen, đầu đội mấn).
Ông Mạc Ngọc Điệp, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bình Liêu, cho biết: Các sản phẩm du lịch mới này, đều là những hoạt động độc đáo đã diễn ra thời gian qua tại Bình Liêu, nhận được sự yêu thích đặc biệt của du khách. Vì vậy, Bình Liêu tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung khai thác, phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ, định hướng nâng tầm thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu giao lưu, tìm hiểu, trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa của du khách khi đến với Bình Liêu một cách thường xuyên hơn thay vì chỉ tập trung vào thời điểm diễn ra các ngày hội, lễ hội truyền thống như trước. Từ đây, nhằm gia tăng trải nghiệm, kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách, khai thác tối đa tiềm năng du lịch bốn mùa của địa phương.
Vừa qua, UBND huyện Bình Liêu tiếp tục định hướng phát triển một số sản phẩm du lịch mới trên địa bàn theo đề xuất của Công ty TNHH Du lịch cộng đồng Bình Liêu, gồm: Sản phẩm dịch vụ lưu trú homestay mô hình nhà đất nện truyền thống (thôn Khe Tiền, xã Đồng Văn); sản phẩm du lịch đi bộ trải nghiệm đường rừng (khu vực các thôn Sông Moóc, Khe Tiền thuộc xã Đồng Văn) và sản phẩm du lịch chèo thuyền kayak (trên sông Tiên Yên đoạn qua huyện Bình Liêu, từ xã Đồng Tâm tới xã Vô Ngại). Theo đó, ngoài sản phẩm trải nghiệm đường rừng nằm trong chương trình phát triển sản phẩm du lịch tỉnh năm 2024 thì 2 sản phẩm dịch vụ lưu trú homestay mô hình nhà đất nện truyền thống và chèo thuyền kayak lần đầu tiên được triển khai tại Bình Liêu.
Đại diện Công ty TNHH Du lịch cộng đồng Bình Liêu, cho biết: Mô hình homestay nhà đất nện truyền thống hiện do gia đình anh Dường Phúc Thím (thôn Khe Tiền, xã Đồng Văn) triển khai xây dựng. Dự kiến, đến trước khi Hội Mùa vàng năm 2024 diễn ra, homestay sẽ hoàn thiện và đón khách đến tham quan, trải nghiệm. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp với địa phương vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng thêm các homestay nhà đất nện truyền thống cũng như phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch trải nghiệm văn hóa phù hợp. Chúng tôi kỳ vọng sẽ mang đến cho du khách một không gian trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc khi du khách có thể cùng ăn, ở, sinh hoạt, lao động, tìm hiểu nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.
Để các sản phẩm này sớm đưa vào khai thác hiệu quả, Bình Liêu đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung, hướng dẫn, vận động người dân tham gia phát triển các sản phẩm du lịch mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cùng với đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, nghiệp vụ du lịch cho người dân; đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới. Đồng thời, thực hiện các thủ tục, hướng dẫn, gỡ khó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai các sản phẩm du lịch đảm bảo quy định của pháp luật… Qua đó, tiếp tục đưa du lịch Bình Liêu phát triển mạnh mẽ, góp phần hoàn thành mục tiêu đón 250.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt trên 243 tỷ đồng trong năm 2024.
Trần Trang (t/h)
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường