Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Thúc đẩy hoạt động du lịch biên giới qua cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Đông Hưng

Trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại - Du lịch quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 năm 2023, ngày 1/12, TP Móng Cái đã phối hợp với TP Đông Hưng tổ chức Diễn đàn thúc đẩy hoạt động du lịch biên giới qua cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).

TP Móng Cái có nguồn tài nguyên thiên nhiên văn hóa đa dạng, hấp dẫn là những tiềm năng, lợi thế lớn để Móng Cái (Việt Nam) là điểm kết nối với TP Đông Hưng (Trung Quốc), tạo ra những sản phẩm du lịch biên giới đặc sắc, riêng có.

Các đại biểu thống nhất quan điểm: Thúc đẩy du lịch biên giới là yếu tố cần thiết, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng biên, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, xã hội nói chung của đất nước. Đồng thời, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hợp tác hữu nghị.

Ông Lý Kiện, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng Chính quyền nhân dân TP Đông Hưng, Trung Quốc, cho rằng: “Diễn đàn thúc đẩy hoạt động du lịch biên giới qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) - Móng Cái (Việt Nam) chắc chắn sẽ thúc đẩy Trung Quốc và Việt Nam xây dựng sự đồng thuận, tích lũy trí tuệ, tập trung sức mạnh, để mở rộng và hợp tác thiết thực hơn nữa".

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, phát biểu tại Diễn đàn.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, phát biểu tại Diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, cho rằng: Để thúc đẩy các hoạt động hợp tác du lịch chặt chẽ, hiệu quả, toàn diện hơn, các địa phương cần quyết tâm, chủ động và sáng tạo hơn nữa để cụ thể hóa, thực hiện tốt các thỏa thuận cấp cao trong lĩnh vực du lịch. Chú trọng nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời cùng nghiên cứu, trao đổi để thiết lập các mô hình hợp tác mới phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện và ưu tiên phát triển của mỗi địa phương và mỗi nước, nhằm tạo ra đột phá trong hợp tác phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, 2 địa phương cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời trong việc trao đổi thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những quy định pháp luật, chính sách của hai địa phương và hai nước liên quan đến hoạt động du lịch; đồng thời, tạo thuận lợi hơn nữa về cơ chế, chính sách, thủ tục xuất, nhập cảnh đối với hoạt động du lịch qua biên giới của nhân dân hai bên; đẩy nhanh việc mở mới, nâng cấp một số cửa khẩu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cho từng thời kỳ.

Bà Ngô Thị Lan Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lữ hành quốc tế Kim Liên (Việt Nam) cho rằng, chúng ta chưa có sản phẩm du lịch đặc thù nên chưa thu hút được du khách Trung Quốc. Do đó, cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các điểm đến, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt. Thủ tục để khách đi du lịch sang biên giới còn mất nhiều thời gian nên cần rút ngắn hơn nữa. Bên cạnh đó cũng cần tạo ra nét ẩm thực giữa các điểm đến; làm phong phú các tuyến du lịch, tối ưu hóa kết nối các điểm, mở rộng phạm vi các tour, nâng cao trải nghiệm chuyên sâu về du lịch nội địa.

Theo ông Đường Quốc Vịnh, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Quốc tế Thanh niên Phòng Thành Cảng (Trung Quốc), cần tiếp tục tăng cường quảng bá các địa điểm khu vực biên giới, tăng cường mở rộng thị trường du lịch; tạo hình ảnh mới, phục vụ văn minh. Hai bên cùng nhau tuyên truyền, thúc đẩy các hoạt động biên giới; khuyến khích hình thành các liên minh kích cầu giữa doanh nghiệp du lịch, xây dựng các tour, tuyến kết nối hai địa phương, hai nước, chủ động triển khai các chương trình khảo sát, xúc tiến, quảng bá điểm đến.

Phó Giám đốc Phụ trách Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Huyền Anh chia sẻ, hai bên cần chú trọng nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời cùng nghiên cứu, trao đổi để thiết lập các mô hình hợp tác mới phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện, ưu tiên phát triển của mỗi địa phương và mỗi nước, nhằm tạo ra đột phá trong hợp tác phát triển du lịch. Hai bên cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời trong việc trao đổi thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những quy định pháp luật, chính sách của hai địa phương và hai nước liên quan đến hoạt động du lịch; thúc đẩy tăng trưởng trao đổi khách bền vững, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh đối với doanh nghiệp hai bên, môi trường an toàn, thân thiện và chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch.

Bà Nguyễn Huyền Anh cho biết thêm, cần nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ chế quản lý chung giữa hai nước đối với hoạt động kinh doanh đón khách du lịch đường bộ qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc; xây dựng chương trình du lịch biên giới hợp tác, liên kết giữa các địa phương giáp biên của Việt Nam với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc), khai thác tốt lợi thế là cầu nối giữa nội địa Trung Quốc với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á bằng đường bộ.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trước COVID-19, Trung Quốc luôn là thị trường nguồn khách lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đón hơn 5,8 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc. Ngược lại, Việt Nam cũng là 1 trong 5 thị trường nước ngoài có nhiều khách nhất đến Trung Quốc (theo số liệu của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, năm 2019 có hơn 7,9 triệu lượt khách Việt Nam đến Trung Quốc). Nhờ đó, trong 11 tháng năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,2 triệu lượt, trong đó khách du lịch Trung Quốc đạt hơn 1,5 triệu lượt.

Trần Trang(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tiêu hủy hàng giả, hàng nhập lậu và thực phẩm không đảm bảo an toàn
Tiêu hủy hàng giả, hàng nhập lậu và thực phẩm không đảm bảo an toàn

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát và tiêu hủy một lượng lớn hàng hóa vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, thuốc lá điếu nhập lậu và thực phẩm không bảo đảm an toàn sử dụng.

Khoảng 10.000 tỷ đồng của người dân đã bị các đối tượng xấu lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng
Khoảng 10.000 tỷ đồng của người dân đã bị các đối tượng xấu lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng

Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05, Bộ Công an, thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra liên tục, tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

Lào Cai chính thức khởi động thực hiện dự án GREAT 2
Lào Cai chính thức khởi động thực hiện dự án GREAT 2

Lào Cai và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp tổ chức khởi động Giai đoạn 2 dự án Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Lào Cai (dự án GREAT 2 Lào Cai).

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng nhấn mạnh 6 quan điểm mang tính chiến lược, cốt lõi
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng nhấn mạnh 6 quan điểm mang tính chiến lược, cốt lõi

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh 6 quan điểm mang tính chiến lược, cốt lõi; 5 nhiệm vụ trọng tâm và đột phá.

Khởi tố Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Khởi tố Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội làm lộ bí mật Nhà nước.

Bắc Ninh: Thị xã Quế Võ giải ngân gần 51,7 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách
Bắc Ninh: Thị xã Quế Võ giải ngân gần 51,7 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách

Từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) giải ngân gần 51,7 tỷ đồng vốn ưu đãi cho hơn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.