Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khắc phục tình trạng lách luật để tham nhũng, trục lợi

Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.

 Cho ý kiến tại hội trường, nhiều đại biểu đề nghị tập trung đấu tranh quyết liệt các loại tội phạm gây bức xúc trong xã hội, tội phạm tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan công quyền, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước có yếu tố móc nối với nhà nước để tiêu cực và các lĩnh vực khác như: Quản lý, sử dụng đất đai, đấu thầu, đấu giá...

Qua theo dõi các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động đấu thầu thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phản ánh 5 "chiêu trò lách luật" phổ biến trong hoạt động này. Đó là tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu; cài cắm các điều khoản hướng thầu để "cài thầu quen, chèn thầu lạ"; thiết lập liên minh "quân xanh, quân đỏ" để thông thầu, vây thầu; tình trạng móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu.

"Tình trạng vi phạm các quy định pháp luật, tình trạng lách các quy định pháp luật trên đều có thể tiềm ẩn hoặc hướng tới nguy cơ tham nhũng, trục lợi... Đấu thầu nếu không được quy định và quản lý một cách chặt chẽ sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, trục lợi. Liên tiếp các vụ việc sai phạm trong đấu thầu vừa qua bị khởi tố đã phản ánh một phần thực tế này" - đại biểu nhấn mạnh. Từ đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị các cơ quan thanh tra tập trung điều tra, truy tố, xét xử liên quan mảng đấu thầu, nhất là đối với những vụ việc dư luận có nhiều phản ánh để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. "Bên cạnh đó, công khai sẽ được xem là giải pháp của mọi giải pháp, sẽ rất hữu hiệu để khắc phục tình trạng đi đêm trong đấu thầu vừa qua. Pháp luật hiện hành trong từng công đoạn đấu thầu đã có một số quy định về công khai nhưng chưa chặt chẽ, thậm chí còn những khoảng trống, kẽ hở dẫn đến việc có thể lách luật như trong thời gian vừa qua" - đại biểu nêu ý kiến.

Tăng cường công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt

Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Hồng Phong cho biết, năm 2022, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.844 cuộc thanh tra hành chính và 195.326 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 24.075 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 89%.

Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, các cơ quan điều tra đã thụ lý 687 vụ án, 1.439 bị can; đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố 336 vụ/765 bị can. Viện Kiểm sát các cấp đã thụ lý giải quyết 506 vụ/1.332 bị can; đã giải quyết 426 vụ/1.084 bị can. Tòa án các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 577 vụ/1.399 bị cáo; đã giải quyết 533 vụ/1.272 bị cáo; trong đó đã xét xử 410 vụ/945 bị cáo. Thông tin về công tác thi hành án đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế: đã thi hành xong 1.895 việc, thu được gần 16 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường chỉ đạo việc kiểm sát công tác thi hành án, nhất là trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; phối hợp với cơ quan chức năng kiên quyết lập hồ sơ xử lý nghiêm các đối tượng trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Về đánh giá tình hình tham nhũng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cơ bản tán thành với những đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng năm 2022, theo đó: “tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn, xảy ra trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp”.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo công tác năm 2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo công tác năm 2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, trong năm 2022, tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán…, xảy ra ở cả khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Một số hành vi tham nhũng phổ biến trong lĩnh vực y tế vẫn tiếp tục tiếp diễn như: thông đồng, nâng khống giá trị thiết bị, vật tư y tế trong đấu thầu; lợi dụng chủ trương xã hội hóa tại các cơ sở y tế công để trục lợi… Tình trạng móc nối, tiếp tay của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước còn diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thuế, hải quan…; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chậm được khắc phục. Tình hình tội phạm tham nhũng trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Về nguyên nhân của những hạn chế, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh một số nguyên nhân. Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là người đứng đầu chưa nhận diện đầy đủ mức độ tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, chưa quyết tâm và có biện pháp đủ mạnh trong tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Một số chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng còn chậm được thể chế hóa; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới thể chế kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng trên một số lĩnh vực chưa kịp thời, nhiều quy định thiếu chế tài cụ thể. Cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Việc thực thi pháp luật nói chung, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nghiêm. Việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức còn lỏng lẻo; đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nhiều trường hợp nể nang, cục bộ; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; thu nhập, cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức còn gặp nhiều khó khăn.

Từ đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả hơn./.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ
Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão
Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão

Ngày 30/4, tại Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, UBND huyện An Lão (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ dâng hương và chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”. 

Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

Từ ngày 29/4 đến hết ngày 7/5/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm - Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh TP. Hải Phòng tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Cơ quan Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.