Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quý I/2022, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện "đa mục tiêu"

Trong quý I/2022, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện "đa mục tiêu" gồm tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, thực hiện kiểm soát rủi ro, giảm số ca chuyển nặng, tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo an sinh xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trước các diễn biến phức tạp của tình hình thế giới…

Ngày 04/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 03/2022. Trong buổi sáng, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, đầu tư công năm 2022; tình hình kinh tế-xã hội tháng Ba, quý I/2022 và những trọng tâm chỉ đạo trong thời gian tới; báo cáo cập nhật kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2021.

Trong quý I/2022, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện "đa mục tiêu" gồm tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, thực hiện kiểm soát rủi ro, giảm số ca chuyển nặng, tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo an sinh xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trước các diễn biến phức tạp của tình hình thế giới… Lãnh đạo Chính phủ tăng cường công tác thực tế tại cơ sở, thăm, khảo sát, làm việc nhằm gỡ những nút thắt quan trọng, đưa ra các giải pháp mang tính đột phá phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 03/2022. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 03/2022. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Tình hình kinh tế-xã hội quý I khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó nhiều lĩnh vực đạt mức tăng trưởng nhanh nhất tính từ năm 2020 đến nay, tiệm cận mức tăng trước đại dịch. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép, chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I tăng 1,92%; các cân đối lớn, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Thu ngân sách Nhà nước 460,6 nghìn tỷ đồng, đạt 32,6% dự toán, tăng 7,7% so cùng kỳ; chi ngân sách Nhà nước 351,3 nghìn tỷ, đạt 23,4% dự toán.

Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% (năm 2021 tăng 1,47%). Doanh nghiệp thành lập mới, tái gia nhập thị trường quý I đạt kỷ lục 60.000 doanh nghiệp, gấp 3 lần cùng kỳ (riêng tháng Ba, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 96,3% với số vốn đăng ký tăng 127,3%).

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt kết quả tích cực với 562,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%, là tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ngay từ những tháng đầu năm. Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 76,3 nghìn tỷ đồng, bằng 14,4% kế hoạch năm và tăng 10,6% so cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8%, đạt mức cao nhất so với quý I các năm từ 2018 đến nay.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả tích cực. Năng suất lúa mùa tăng 7,4 tạ/ha. Chăn nuôi phục hồi tốt, sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý I các sản phẩm chính (trâu, bò, lợn, gia cầm) đều tăng. Sản lượng thủy sản quý I tăng 2%; nuôi trồng tăng 5,1%, đặc biệt các sản phẩm chủ lực như tôm thẻ chân trắng, cá tra... được mùa, được giá.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Sản xuất công nghiệp quý I tiếp tục khởi sắc, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 7,07%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,79% (82,3% doanh nghiệp trong khu vực này lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II, trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 84,7%) . Có 61/63 địa phương có chỉ số IIP tăng.

Thương mại, dịch vụ phục hồi tích cực, đặc biệt sôi động trong tháng Ba, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 4,4% so với cùng kỳ, trong đó tháng Ba tăng 9,4%. Chuỗi cung ứng hàng hóa trong và ngoài nước dần phục hồi. Hoạt động du lịch trên cả nước có dấu hiệu "ấm" trở lại, khách quốc tế đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ.

Hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Ba đạt 66,73 tỷ USD (tăng 36,8%); trong đó xuất khẩu tăng 45,5%. Quý I, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 176,35 tỷ USD (tăng 14,4%), trong đó xuất khẩu tăng 12,9%, từ nhập siêu 1,96 tỷ USD tính đến hết tháng Hai chuyển sang xuất siêu 809 triệu USD trong quý I. Nhập khẩu chủ yếu là hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Chúng ta tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số, phát triển các mô hình, hoạt động kinh doanh mới, thương mại điện tử… Việt Nam cũng triển khai tốt công tác bảo hộ công dân, cơ bản hoàn thành công tác đưa người Việt Nam từ Ukraine về nước theo nhu cầu.

Ở trong nước, tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp do các biến chủng mới như Omicron, giá nguyên liệu và lạm phát trên thế giới gây áp lực lớn. Nhiều vấn đề kinh tế-xã hội tồn đọng, kéo dài. Tình hình thiên tai, mưa lũ có những diễn biến bất thường do tác động của biến đổi khí hậu. Tình hình tội phạm kinh tế diễn biến phức tạp, nhất là liên quan tới trái phiếu, chứng khoán, bất động sản.

Trước những diễn biến mới phức tạp, đột xuất, bất ngờ, chúng ta vừa phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên; vừa phải khắc phục các hạn chế, bất cập trong thời gian qua; vừa giải quyết các vấn đề tồn đọng, kéo dài liên quan tới các dự án, ngân hàng yếu kém, các vụ án, kết luận thanh tra, kiểm tra; vừa phải xử lý các vấn đề phát sinh do tình hình mới.

Ảnh minh họa interet
Quý I/2022, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện "đa mục tiêu". Ảnh minh họa interet.

Chính phủ đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp một cách tích cực, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Nhờ đó, hầu hết các lĩnh vực đạt được những chuyển biến rất tích cực, phục hồi mạnh mẽ.

GDP quý I tăng 5,03%, cao hơn tốc độ tăng năm 2021 (4,72%) và năm 2020 (3,66%), dần tiệm cận năm 2019 (6,85%). Trong bối cảnh sức ép lạm phát trong và ngoài nước rất lớn, kinh tế vĩ mô ổn định; chính sách tài khóa, tiền tệ được phối hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả; dự trữ ngoại tệ tăng; lãi suất giảm nhưng tín dụng tăng trưởng; phí và lệ phí giảm nhưng thu ngân sách tăng.

Các cân đối lớn đươc bảo đảm (thu đủ chi và vượt dự toán 33%; xuất đủ nhập và xuất siêu 809 triệu USD; cân đối lớn về điện được bảo đảm; lương thực, thực phẩm cơ bản ổn định và có xuất khẩu tăng trưởng khá; thị trường lao động phục hồi rất nhanh và đã cơ bản phục hồi).

Công tác an sinh xã hội được triển khai nhanh, làm ngày càng tốt hơn, độ bao phủ an sinh ngày càng lớn, bảo đảm không có ai thiếu ăn, thiếu mặc, nhất là trong dịp giáp hạt, dịp Tết.

Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được củng cố và tăng cường, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Tình hình dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm nhanh, giảm sâu từ cuối tháng Ba. Chúng ta cũng làm tương đối tốt việc điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch theo tình hình, đẩy mạnh kiểm soát dịch bệnh theo rủi ro.

Lòng tin của người dân và doanh nghiệp với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền tăng lên; bạn bè, đối tác quốc tế, nhà đầu tư đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, đánh giá tích cực về Việt Nam.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).