Mục đích của quy tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP, thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định.
Riêng với ngành giày dép, việc bảo đảm tuân thủ quy tắc xuất xứ để được ưu đãi thuế quan trong CPTPP được cho là tương đối thách thức, bởi hiện Việt Nam mới chỉ bảo đảm được khoảng 35 - 50 nguyên liệu giày dép nội địa, phần còn lại phải nhập khẩu mà chủ yếu từ các nước không phải là thành viên CPTPP.
Ảnh minh họa
CPTPP có cam kết về quy tắc xuất xứ sản phẩm theo mã HS của sản phẩm đó. Do đó, để biết QTXX áp dụng đối với từng sản phẩm giày dép cụ thể, cần tra cứu cam kết CPTPP về QTXX cụ thể đối với mã HS đó.
Đối với các sản phẩm giày dép, quy tắc xuất xứ trong CPTPP là:
Chuyển đổi Chương (Chương HS của thành phẩm phải khác Chương HS của nguyên liệu không có).
Chuyển đổi Nhóm (Nhóm HS của thành phẩm phải khác Nhóm HS của nguyên liệu không có xuất xứ, ngoại trừ những trường hợp được liệt kê cụ thể).
Điều kiện hàm lượng giá trị khu vực - RVC (nguyên liệu có xuất xứ phải đáp ứng một tỉ lệ giá trị nhất định).
Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhận xuất xứ sẽ như sau:
Trong 5 năm đầu kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam
Các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một trong hai cơ chế gồm cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận xuất xứ); cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.
Cần lưu ý là sau khi hết thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song hai cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 5 năm nữa (trước khi hết hạn 5 năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn).
Trừ khi có gia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ.
Huy Trung