Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quyền tác giả và quyền liên quan trong luật sở hữu trí tuệ: Năm mới, niềm tin mới

Những năm qua Việt Nam đã có một quá trình nỗ lực hoàn thiệ

Những năm qua Việt Nam đã có một quá trình nỗ lực hoàn thiện, để công khai và minh bạch hệ thống pháp lý nội luật phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đồng thời tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan, các hiệp định thương mại tự do.

Điều quan trọng hơn sau đó là xây dựng được năng lực của nền kinh tế để đủ sức theo đuổi tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư…

Pháp luật hoàn thiện

Dự án Luật Sở hữu trí tuệ là một trong các dự án đã được nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội xem xét, phê duyệt đạt kỷ lục hiếm có về thời gian trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam. Nó thể hiện quyết tâm của Nhà nước Việt Nam nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, tương thích với thông lệ quốc tế, thúc đẩy thực thi tại quốc gia và hội nhập quốc tế.

Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm 222 điều, điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan tới 3 đối tượng gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Ba đối tượng này đều được luật của các quốc gia bảo hộ.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tương thích với các điều ước quốc tế, các chuẩn mực bảo hộ của các quốc gia trên thế giới. Những giá trị tinh túy từ luật mẫu WIPO (Thông điệp của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) dành cho các nước đang phát triển, các công ước quốc tế như Berne, Geneva, Rome, Trips, Brussel, WCT, WPPT đã được nghiên cứu, tham khảo để thể hiện thành nội luật.

Với những quy định quan trọng trong Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà nước khuyến khích tiềm năng, tài năng sáng tạo của công dân để có các giá trị mới trong văn học, nghệ thuật và khoa học, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, giao lưu quốc tế.

Việt Nam đã đàm phán ký kết Hiệp định Thiết lập quan hệ quyền tác giả với Hoa Kỳ, Hiệp định Hợp tác về sở hữu trí tuệ với Thụy Sỹ. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của 5 điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả và quyền liên quan (gồm Berne, Roms, Geneva, Brucsell, Trips). Các hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp dịnh về sở hữu trí tuệ với Liên bang Nga. Các hiệp đinh thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - EU có các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Việt Nam đang đàm phán Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhiều hiệp định khác (bao gồm các cam kết về sở hữu trí tuệ nói chung, về quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng). Các điều ước song phương và đa phương, bảo đảm quyền cho công dân Việt Nam được hưởng khi có tác phẩm được các tổ chức, pháp nhân nước ngoài khai thác, sử dụng tác phẩm của mình, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ khi khai thác, sử dụng tác phẩm của công dân, pháp nhân các nước thành viên của điều ước…

Một số nội dung chính

Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ tài sản của quyền tác giả, quyền liên quan quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Tôn trọng bản chất khách quan của vấn đề, các điều ước quốc tế của WIPO, luật của các quốc gia đều điều chỉnh tài sản dân sự đặc biệt quan trọng này. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, với các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đã chứa đựng đầy đủ yếu tố tài sản, kinh tế, thương mại. Đối tượng bảo hộ là các quyền của tác giả, các quyền liên quan bao gồm quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, quyền của tổ chức phát sóng được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể. Điều đặc biệt là các quyền về tài sản đã được ghi nhận là quyền độc quyền của các chủ thể quyền. Là độc quyền bởi nó chỉ thuộc về chủ thể cụ thể, với sự đầu tư sáng tạo ra tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng cụ thể. Các quyền độc quyền này do chính chủ thể quyền thực hiện, hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khai thác các quyền đó đều phải thỏa thuận với các chủ thể quyền. Việc hưởng nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác của chủ thể quyền là kết quả của việc khai thác các quyền tài sản. Lợi ích kinh tế, giá trị thương mại đó là thành quả của quá trình đầu tư chất xám và các điều kiện vật chất cho việc sáng tạo ra các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học, được kết tinh ở tác phẩm. Có thể nói rằng, các quy định độc quyền về quyền tài sản là nội dung cơ bản của Luật Sở hữu trí tuệ, để từ đó có các quy định liên quan khác được hình thành. Tuy nhiên, các quyền của tác giả, các quyền liên quan không là vô hạn. Vì lợi ích của xã hội, cộng đồng, người hưởng thụ, kể cả lợi ích của việc khuyến khích công dân sáng tạo tiếp, Luật Sở hữu trí tuệ đã có các quy định về giới hạn quyền.

Những quy định đặc thù…

Để bảo vệ được các quyền của chủ thể quyền, Ban soạn thảo đã tiên lượng được hành vi xâm phạm quyền và đã thể hiện tại Luật Sở hữu trí tuệ. Đây là những quy định xuất phát từ đặc thù của Viêt Nam, khi chúng ta mới triển khai hoạt động bảo hộ trong thời gian chưa đầy 20 năm.

Phù hợp với cơ chế pháp luật của Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra các quy định đặc thù xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Về biện pháp dân sự, đó là các quy định buộc tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại, tiêu hủy đối với hàng hóa, nguyên vật liệu và phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm. Trong trường hợp chứng minh được, chủ thể quyền có quyền yêu cầu tòa án quyết định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong giới hạn từ 5 - 50 triệu đồng. Biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm thu giữ, kiểm kê, niêm phong, cấm vận chuyển, chuyển dịch quyền sở hữu được áp dụng đối với hàng hóa bị nghị ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có nguy cơ tẩu tán hoặc bị tiêu hủy.

Về biện pháp hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về phạt tiền với mức từ 1 - 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm bị phát hiện. Các biện pháp xử phạt bổ sung bao gồm tịch thu hàng hóa, nguyên vật liệu, phương tiện sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ (hàng hóa giả mạo về quyền tác giả và quyền liên quan là bản sao chép không được phép của chủ thể quyền), đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ. Theo luật xử lý vi phạm hành chính thì, hành vi xâm phạm quyền có mức phạt tối đa tới 2 tỷ đồng đối với tổ chức, 1 tỷ đồng đối với cá nhân. Về hình sự, các hành vi xâm phạm quyền có yếu tố cấu thành tội phạm thì, áp dụng quy định tại Bộ luật Hình sự với mức phạt tiền tối đa là 200 triệu đồng và 3 năm tù giam.

Liên quan tới chế tài xử lý, Chính phủ đã ban hành các nghị định xử phạt vi phạm hành chính; Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành thông tư liên tịch về việc giải quyết các vụ án dân sự và hình sự đối với tội phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó, có tội phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Hy vọng, những quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, góp phần tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ có hiệu quả những ý tưởng đã được sáng tạo, khai thác nó ở khía cạnh kinh tế, thương mại, để đầu tư trở lại cho hoạt động sáng tạo, góp phần tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư.

TS. Vũ Mạnh Chu

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.