Kiến trúc sư Buro Happold đã thiết kế mái nhà hình ống bằng thép và kính, với điểm rộng nhất trải dài hơn 200m, trong khi kiến trúc sư Peter Walker và các đối tác tạo ra khu rừng trong nhà có hệ thống kiểm soát khí hậu.

Singapore thường xuyên có giông bão, do đó Rain Vortex đã được thiết kế để lấy lượng nước mưa với tốc độ 10.000 gallon mỗi phút. Dòng nước này sẽ làm mát không khí một cách tự nhiên dưới mái vòm và được tái sử dụng trong tòa nhà.

Rain Vortex – thác nước trong nhà cao nhất thế giới chuẩn bị ra mắt - Hình 1Thiết kế mái vòm để thu nước mưa của thác Rain Vortex

Moshe Safdie là kiến trúc sư người Mỹ gốc Canada, ông bắt đầu làm việc tại sân bay Jewel Changi vào năm 2014. Ông cũng là người đã thiết kế các dự án đáng chú ý từ thực tiễn bao gồm Montreal’s Habitat 67 và Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Crystal Bridges.

Bên cạnh thiết kế ấn tượng của thác nước, sân bay Jewel Changi còn có nhiều điều hấp dẫn du khách. Ruộng bậc thang chứa 200 loài thực vật bao quanh thác nước, trong đó có đường mòn để du khách dạo bộ. 5 tầng của tòa nhà Jewel Changi có nhiều cửa hàng, nhà hàng và một công viên.

Rain Vortex – thác nước trong nhà cao nhất thế giới chuẩn bị ra mắt - Hình 2Rain Vortex cao 40m và là thác nước trong nhà cao nhất thế giới

Vào ban đêm, Rain Vortex sẽ trình diễn âm nhạc và ánh sáng 360 độ chiếu lên thác nước, đó là hệ thống được thiết kế bởi WET Engineering. Tòa nhà mới được kết nối với hệ thống giao thông công cộng của Singapore và nối liền với các nhà ga 1, 2 và 3 thông qua cầu đi bộ.

Rain Vortex – thác nước trong nhà cao nhất thế giới chuẩn bị ra mắt - Hình 3Khu rừng sinh thái bên trong tòa nhà

Sân bay Jewel Changi sẽ là nơi Singapore và thế giới gặp nhau. Đối với du khách quốc tế, đây sẽ là một điểm đến du lịch thú vị. Còn đối với người dân Singapore, họ sẽ cảm thấy rất tự hào về sân bay với kiến trúc độc đáo, đẹp mắt và đầy sáng tạo này.

Phương Nguyên