Như vậy, trong năm sau, người dùng sẽ có 2 loại sạc chuẩn Qi2. Theo đó, bộ hỗ trợ MagSafe có cấu hình năng lượng từ tính của Apple và đạt công suất tối đa 15 W. Còn với bộ không hỗ trợ MagSafe dựa trên cấu hình nguồn mở rộng (EPP) nên không có tính năng từ tính, bù lại có công suất gấp đôi 30 W.
Các chuyên gia cho rằng, việc bổ sung công nghệ MagSafe của Apple vào tiêu chuẩn sạc không dây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thiết bị Android. Trước hết, với công nghệ từ tính MagSafe, người dùng có thể cố định sạc và trang bị thêm quạt tản nhiệt, giúp cải thiện hiệu suất cũng như duy trì tình trạng pin tốt hơn. Trong khi, tiêu chuẩn sạc Qi ban đầu không có tản nhiệt khiến máy nóng và bộ sạc dễ lệch khỏi vị trí dẫn đến việc nạp năng lượng kém ổn định.
Hơn nữa, người dùng Android có thể dùng chung với các phụ kiện MagSafe của Apple hay bên thứ ba từ pin dự phòng, ví đựng thẻ, chân đế....Tuy nhiên, việc bổ sung nam châm vào mặt sau điện thoại giống iPhone sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà sản xuất điện thoại Android.
MagSafe hoạt động dựa trên cơ chế hút của nam châm để cố định chân sạc tiếp xúc với máy. So với những loại sạc khác, công nghệ này được đánh giá an toàn hơn, tránh trường hợp làm hỏng dây, cổng sạc hoặc kéo thiết bị rơi khỏi bàn khi người dùng vấp phải dây sạc.
Sạc MacSafe mới có dạng đĩa tròn, bên trong chứa các cuộn dây đồng và nam châm. Khi bề mặt sạc tiếp xúc với mặt lưng máy, lực hút của nam châm có thể tự chỉnh iPhone vào đúng vị trí có thể sạc, thay vì người dùng phải căn chỉnh thủ công như các sạc không dây khác.
Công nghệ sạc MagSafe từng bị Apple "khai tử" vào năm 2016 để hãng tập trung vào thiết kế cổng USB-C nhỏ gọn hơn, nhưng sau đó được đưa trở lại trên dòng iPhone 12 Series năm 2020.
Tâm An (t/h)