Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng trong dịch Covid-19

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (tháng 5/2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước).

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 và ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng… nơi tập trung hàng trăm ngàn công nhân nhưng đã nhanh chóng được khoanh vùng, kiểm soát. Cả nước hiện có khoảng 70.000 nhà máy và trên 300 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động, nguy cơ dịch bùng phát ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp là rất lớn.

Để tập trung phòng, chống, dập dịch hiệu quả, có phương án đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp, nhất là của các tập đoàn lớn, đa quốc gia, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương và cả nước, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố quán triệt thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Bộ cũng đã tổ chức các cuộc làm việc trực tuyến cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Giang diễn ra ngày 25/5, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh diễn ra chiều ngày 26/5, để cùng địa phương thống nhất triển khai các biện pháp cấp bách, đẩy lùi khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. Theo đó, bên cạnh tập trung phòng chống dịch nhưng vẫn phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đang sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, Bộ đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, nghiêm túc thực hiện 5K. Chủ động đánh giá mức độ an toàn của dịch Covid-19, cập nhật bản đồ an toàn, sống chung với dịch bệnh để có phương án sản xuất phù hợp.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương truy vết, khoanh vùng, dập dịch nhất là những ổ dịch đã lan vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng cơ sở công nghiệp phải tự đánh giá sự an toàn của cơ sở và xây dựng tốt phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ, thực hiện các giải pháp bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sản xuất an toàn không để ngưng trệ, đứt gãy chuỗi sản xuất.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (tháng 5/2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước), trong đó ngành khai khoáng giảm 6,4% so với tháng trước và giảm 9,8% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,6% và tăng 14,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,2% và tăng 12%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,1% và tăng 6,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6% (cùng kỳ năm trước tăng 3,2%) tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,3% (cùng kỳ năm trước tăng 2,1%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5% (cùng kỳ năm trước tăng 2,9%); riêng ngành khai khoáng giảm 7% (cùng kỳ năm trước giảm 7,7%).

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 38%; sản xuất xe có động cơ tăng 35%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 15,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 13,6%; sản xuất đồ uống tăng 12,8%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%; khai thác than cứng và than non giảm 3,8%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 0,4%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 5 tháng đầu năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 60%; ô tô tăng 56%; linh kiện điện thoại tăng 36,4%; điện thoại di động tăng 22,2%; sắt, thép thô tăng 18,4%; xe máy tăng 15,3%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,5%; ti vi tăng 13,2%; giày, dép da cùng tăng 12,6%; bia các loại tăng 11,7%. Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 13,1%; phân u rê giảm 8,1%; dầu thô khai thác giảm 9,4%; xăng, dầu các loại giảm 9,3%; than sạch giảm 3,7%.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Sẵn sàng cho khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2024
Sẵn sàng cho khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2024

Chiều 24/4, Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã làm việc với huyện Hoằng Hóa về công tác quản lý, phát triển du lịch và chuẩn bị khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2024.

Quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn. Bộ cũng sẽ có hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.

Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Bộ Công an đang dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 5: Xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

FPT hợp tác với USAID thúc đẩy triển khai năng lượng sạch
FPT hợp tác với USAID thúc đẩy triển khai năng lượng sạch

USAID V-LEEP II sẽ hỗ trợ kết nối FPT với các tổ chức có kinh nghiệm chuyên sâu về năng lượng tái tạo, để học hỏi kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy phát triển và sử dụng năng lượng sạch trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 

Phương pháp xác định giá phát điện mới áp dụng từ ngày 1/6 có gì mới?
Phương pháp xác định giá phát điện mới áp dụng từ ngày 1/6 có gì mới?

Thông tư áp dụng đối với Nhà máy điện hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đấu nối với hệ thống điện quốc gia; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Phiên giao dịch chiều 24/4: FPT bất ngờ nổi sóng, VN-Index bay cao
Phiên giao dịch chiều 24/4: FPT bất ngờ nổi sóng, VN-Index bay cao

Không còn e dè, dòng tiền ồ ạt tung vào tranh mua, giúp nhiều mã nổi sóng lớn, thậm chí cả những mã bluechip vốn khó có sóng như FPT, qua đó kéo VN-Index bay cao trong phiên chiều.