Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sản xuất nông sản an toàn: Còn nhiều bất cập

Nhận thức của nông dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế, sản xuất kinh doanh nông sản an toàn gặp khó khăn do giá bán nông sản an toàn không cao hơn nhiều; Tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề lo ngại của người dân…. Đây là những vướng mắc chính trong sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.

Chiều 29/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm Chương trình phối hợp số 526/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020” (gọi tắt là Chương trình 526).

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sau 1 năm triển khai, Hội Nông dân Việt Nam đã vận động hội viên, nông dân ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó, tập trung thực hiện cuộc vận động 3 không “không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ gia súc gia cầm không an toàn, không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”, và “nói không với thực phẩm bẩn”. Năm 2018, đã có gần 1,3 triệu hộ hội viên, nông dân ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Các cấp Hội của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã vận động hơn 2 triệu gia đình hội viên ký cam kết thực hiện an toàn thực phẩm.

Sản xuất nông sản an toàn: Còn nhiều bất cập - Hình 1

Loại bỏ dần tư tưởng “rau hai luống, lợn hai chuồng”

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN&PTNT) - nhận định: Chương trình đã vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, trong đó chú trọng sản xuất, kinh doanh theo chuỗi với các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng phù hợp, dần loại bỏ tư tưởng, hình thức sản xuất “rau hai luống, ruộng hai chuồng”.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - cho biết: Với sự tuyên truyền sâu rộng, lan tỏa đến các địa phương trên cả nước, người sản xuất kinh doanh thực phẩm đã tác động mạnh đến nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm, từ đó đồng hành chung tay sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời lên án các hành vi vi phạm. Trong thời gian qua, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất sạch, góp phần ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Xuân Định cho rằng, Chương trình 526 vẫn còn những tồn tại, vướng mắc. Theo đó, nhận thức của nông dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế, quen cách thức sản xuất cũ. Nông dân mong muốn sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, nhưng gặp khó khăn do người tiêu dùng chưa phân biệt được nông sản an toàn và không an toàn, giá bán nông sản an toàn không cao hơn nhiều. Tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề lo ngại của người dân….

Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra cho năm thứ hai thực hiện Chương trình 526 như sau: 100% tỉnh, thành Hội và 90% huyện, thị và cơ sở Hội phát động phong trào nông dân, phụ nữ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn; 100% các dự án, mô hình, tổ nhóm do các cấp Hội xây dựng, tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì phát triển bền vững; tổ chức, vận động 80% hội viên nông dân, phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; dần xóa bỏ hiện tượng “rau hai luống, lợn 2 chuồng”…

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tổ chức nhiều các lớp tập huấn, tọa đàm… vận động hội viên sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Đẩy mạnh việc ký cam kết sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản tiêu thụ nông sản an toàn. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, xây dựng hệ thống cửa hàng nông sản sạch mang thương hiệu Hội…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Phùng Đức Tiến - đánh giá, chỉ sau 1 năm triển khai, Chương trình 526 đã đem lại hiệu ứng rất lớn, từ nhận thức đi vào hành động đã có sự chuyển biến thực tiễn rõ nét, hiệu quả. Lực lượng nông dân, phụ nữ là rường cột trong việc thực hiện chương trình, đóng góp quan trọng vào nâng cao chuyển biến trong nhận thức xã hội về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Chương trình 526 cần tiến xa hơn nữa. Năm 2018, ngành nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD, nên nếu chỉ dừng lại các mục tiêu của chương trình là chưa đủ. Thứ trưởng nhấn mạnh, thời gian tới các cấp hội cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, vận động hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Các cấp hội đẩy mạnh nhân rộng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, xây dựng hệ thống cửa hàng nông sản sạch. Những trường hợp còn vi phạm, chưa nghiêm túc sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm phải được cảnh báo, xử phạt nghiêm.

Theo báo Công thương

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.

Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang

Các địa phương kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng cần có chủ trương về liên doanh, liên kết hoặc xã hội hóa trong hoạt động quản lý, duy trì, bảo dưỡng công viên, vườn dạo. Đồng thời, Thành phố hỗ trợ đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao để phục vụ nhu cầu người dân.

TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn
TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn

Cơ quan Công an quận 10, TP. Hồ Chí Minh vừa triệt phá thành công đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, thu giữ hàng 100.000 sản phẩm thuốc giả.

Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD
Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 209 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng thêm 15 tỷ USD.

Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp
Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp

UBND tỉnh Long An đã ký quyết định ban hành Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và 2025.