Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sau Công điện của Thủ tướng: Không còn “khuyết tật” thị trường vàng?

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công điện số 23/CĐ-TTg về tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, giá vàng thế giới và trong nước “chao đảo”. Còn Ngân hàng Nhà nước thì có động thái đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng…

Lúc này, người mua vàng đều tỏ ra thận trọng về hướng đi của giá vàng trong tuần này trước thông tin sắp tới sẽ có hàng loạt thay đổi quan trọng với thị trường vàng.

Thị trường vàng trở thành nơi “làm ăn” của giới đầu cơ, còn người dân theo thói quen tìm đến vàng như một “nơi trú ẩn” của đồng tiền. Nhiều hệ lụy đã xảy ra với nền kinh tế mà phải đến khi có Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, thị trường vàng mới lập lại trật tự.

Tuy nhiên, từ quý IV/2023 trở lại đây, thị trường vàng lại “nổi sóng” trở lại khi giá vàng liên tục biến động một cách bất thường. Điểm đáng chú ý ở chỗ, giá vàng trong nước liên tục tăng cao một cách bất thường với đà tăng của thị trường thế giới.

Trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1426/CĐ-TTg về các giải pháp quản lý thị trường vàng và Nghị quyết số 20/NQ-CP chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) theo dõi chặt chẽ diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để kịp thời thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng. Lãnh đạo Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng.

Song, kể từ khi Công điện và Nghị quyết có hiệu lực thì, thị trường vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.

Thị trường vàng biến động ra sao sau khi Thủ tướng giao Bộ Công an xem xét xử lý hành vi thao túng giá vàng miếng?

Nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/03 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.

Trong công điện đã nêu rõ: Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 về các giải pháp quản lý thị trường vàng; Chính phủ đã có Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 05/02/2024 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để kịp thời thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng. Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng.

Tuy nhiên, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp. Giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Do vậy, để tăng cường các biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng được giao tại các chỉ đạo trước đó.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn, ổn định thị trường vàng; đánh giá toàn diện, phân tích kỹ lưỡng và có các giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao trong thời gian qua, không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện trong tháng 03/2024.

Sau chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, giá vàng trong nước đã bắt đầu
Sau chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, giá vàng trong nước đã bắt đầu "chao đảo", trong khi đó giá vàng thế giới lại tiếp nối đà tăng. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật và cơ quan chức năng liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, nhất là các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng….

Sau chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính, giá vàng trong nước đã bắt đầu giảm mạnh, trong khi đó giá vàng thế giới lại tiếp nối đà tăng. Theo đó, trong hai ngày 20 và ngày 21/03 (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới có những diễn biến nóng đột biến, bước vào một nhịp bật tăng rất mạnh và đến sáng ngày 21/03 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đã có lúc vượt qua mốc 2.210 USD/ounce, cũng là mốc cao nhất trong mọi thời đại của kim loại quý này. Đến chiều tối ngày 21/03, giá vàng thế giới có giảm đôi chút, nhưng vẫn ở mặt bằng khá cao với giá khoảng 2.199 USD/ounce.

Động thái giá vàng thế giới tăng mạnh ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo giữ nguyên lãi suất từ 5,25% -5,5% và sẽ có 3 lần giảm lãi suất trong năm 2024. Giá vàng thế giới biến động mạnh trong bối cảnh giới đầu tư hướng sự chú ý vào xu hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ.

Trong khi đó, giá vàng trong nước (ngày 21/03) “chao đảo”. Chỉ trong 0 ngày, giá vàng đã có tới 4 lần điều chỉnh tăng, giảm. Mở cửa phiên giao dịch sáng, giá vàng thế giới lên mức kỷ lục 2.200 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước tăng theo. Vàng SJC tăng gần 1 triệu đồng/lượng, lên mức 82 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng 1,5 triệu đồng/lượng, lên trên 70 triệu đồng/lượng.

Chỉ hơn 1 tiếng sau, giá vàng SJC quay đầu giảm về mức 81 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đầu giờ chiều 21/03, giá vàng SJC lại tăng lên mức 81,8 triệu đồng/lượng. Đến 15h30 ngày 21/03, giá vàng SJC giảm về 80,1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC là 2 triệu đồng mỗi lượng. So với giá vàng thế giới tại cùng thời điểm, giá vàng SJC vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Lý do gì đến giờ Ngân hàng Nhà nước mới kiến nghị bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng?

Giá vàng SJC trong nước đang giằng co giữa đà tăng của vàng thế giới và đề xuất cơ quan chức năng quản lý kinh doanh vàng. Sau chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã kiến nghị cho phép một số doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng. Kiến nghị này được NHNN đưa ra tại cuộc họp chiều tối 20/03 với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các cán bộ, ngành về quản lý thị trường vàng.

Theo đó, NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện. Đồng thời, NHNN sẽ thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

Theo NHNN, việc có mở rộng cấp phép sản xuất vàng miếng hay không thì phải dựa trên phân tích, đánh giá rất kỹ các tác động đối với tỷ giá, ngoại hối, kinh tế vĩ mô, tâm lý người dân. Đồng thời, chính sách mới cũng phải góp phần ổn định thị trường vàng trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại tệ.

Đánh giá về đề xuất này của NHNN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, việc chậm trễ bỏ độc quyền sản xuất, nhập khẩu vàng đã xảy ra nhiều hệ lụy. Tiêu biểu như giá vàng trong nước neo cao khiến xảy ra buôn lậu vàng, ảnh hưởng tỷ giá, nguy cơ chảy máu ngoại tệ. Bất bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp vàng, tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế.

“Trước sự quyết liệt của Thủ tướng, NHNN có đề xuất bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Nếu NHNN sớm bỏ độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng sẽ giảm bớt hệ lụy tiêu cực, có tác dụng tốt hơn cho thị trường vàng”, ông Long nói.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Theo TS Lê Đăng Doanh, thị trường vàng cũng như lĩnh vực khác của nền kinh tế, nếu độc quyền, không cạnh tranh sẽ sinh ra “khuyết tật”.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Theo TS. Lê Đăng Doanh, thị trường vàng cũng như lĩnh vực khác của nền kinh tế, nếu độc quyền, không cạnh tranh sẽ sinh ra “khuyết tật”.

Cùng quan điểm, TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thị trường vàng cũng như lĩnh vực khác của nền kinh tế, nếu độc quyền, không cạnh tranh sẽ sinh ra “khuyết tật”. Theo đó, “khuyết tật” của thị trường vàng như chênh lệch giá mua vào - bán ra ở mức cao, chênh lệch với giá vàng thế giới.

“Việc NHNN thay đổi tư duy, đề xuất bỏ độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng dù chậm nhưng còn hơn không. Chỉ có cạnh tranh mới giúp thị trường vàng năng động. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng “giám sát” lẫn nhau, góp phần lành mạnh hóa thị trường”, ông Doanh đề xuất.

Cũng liên quan đến vấn đề trên, TS Đào Lê Trang Anh, Đại học RMIT Việt Nam khuyến nghị: Lộ trình mở cửa nguồn cung và xóa bỏ độc quyền vàng SJC nên tiến hành theo từng giai đoạn kèm theo các giải pháp kiểm soát. Qua đó để tránh các rủi ro lên an ninh tiền tệ, tạo ra tình trạng đầu cơ và gây bất ổn cho thị trường vàng.

“Việc mở cửa thị trường vàng cho nhiều thương hiệu tham gia có thể tạo ra sự biến động lớn trong giá cả vàng, dẫn đến không ổn định và khó dự đoán trong thị trường. Việc loại bỏ độc quyền thương hiệu và tạo điều kiện cho nhiều đơn vị tham gia sản xuất vàng có thể làm tăng niềm tin vào vàng như một phương tiện lưu trữ giá trị. Điều này có thể thúc đẩy người dân mua và tích trữ vàng hơn để bảo vệ giá trị tài sản của họ. Do đó, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro với vấn đề này. Đồng thời cần quản lý chất lượng trong sản xuất và kinh doanh vàng để bảo vệ người tiêu dùng cũng như tăng cường sự tin cậy trong thị trường” - TS Trang Anh đề xuất.

Tâm lý thận trọng đã xuất hiện trên thị trường vàng

Trước đó, NHNN cho biết cơ quan này sẽ đưa ra đánh giá và sửa đổi bổ sung cho Nghị định 24 (năm 2012) về quản lý thị trường vàng trong quý I và có những biện pháp để ổn định thị trường này.

Cho tới thời điểm này, chưa rõ NHNN sẽ đưa ra giải pháp nào để ổn định thị trường vàng. Nhưng gần đây tâm lý thận trọng đã xuất hiện trên thị trường vàng. Hoạt động bán chốt lời có xu hướng tăng lên khá nhanh sau khi giá vàng tăng vọt vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, với vàng miếng SJC đạt đỉnh 82,8 triệu đồng/lượng tại thời điểm ngày 12/03. Còn vàng nhẫn có thời điểm vượt ngưỡng 71 triệu đồng/lượng.

Kết thúc tuần vừa qua (từ ngày 16-23/03), giá vàng trong nước có nhiều xáo động. Theo khảo sát, vàng miếng SJC tại hệ thống cửa hàng Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn (SJC) đóng cửa ở mức 78 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào, trong khi giá bán ra tại mức 80,3 triệu đồng/lượng, giảm hơn triệu đồng so với cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua - bán ở mức 2 triệu đồng/lượng phần lớn thời gian tuần qua nhưng nới lên 2,3 triệu đồng/lượng khi giá bán ra nhích lên vào ngày cuối tuần.

Khá nhiều hãng trang sức khác đã hạ giá vàng bán ra niêm yết xuống dưới mốc 80 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua vào, cừa hàng vàng chủ yếu thu mua vàng ở mức giá 78 triệu đồng/lượng.

Gần đây, tâm lý thận trọng đã xuất hiện trên thị trường vàng. Khá nhiều hãng trang sức khác đã hạ giá vàng bán ra niêm yết xuống dưới mốc 80 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh họa)
Gần đây, tâm lý thận trọng đã xuất hiện trên thị trường vàng. Khá nhiều hãng trang sức khác đã hạ giá vàng bán ra niêm yết xuống dưới mốc 80 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh họa)

Như vậy, giá vàng đã có cú đổ đèo ngoạn mục sau khi trở lại chinh phục mức 82 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng thứ Năm (ngày 21/03) - sau thông tin từ Fed. Đây cũng là tuần thứ hai liên tiếp giá vàng trong nước đi xuống. Nếu như biến động của giá vàng tuần trước đó đến từ yếu tố bên ngoài là thông tin lạm phát Mỹ, tuần vừa rồi, nguyên nhân chính khiến vàng miếng quay đầu là động thái quyết liệt trong quản lý thị trường vàng đã kéo giá vàng miếng đi xuống.

Không chỉ quan sát các động thái mới từ các ngân hàng trung ương lớn, các báo cáo và đề xuất từ NHNN về việc quản lý thị trường vàng cũng là điều được mong chờ thời gian qua.

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Phú Yên: Vi phạm bán hàng qua facebook, một cơ sở bị phạt tiền
Phú Yên: Vi phạm bán hàng qua facebook, một cơ sở bị phạt tiền

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ vi phạm về kinh doanh bán hàng livestream trên facebook. Theo đó, với vi phạm trên, một cơ sở kinh doanh ở Phú Yên đã bị xử phạt 11.500.000 đồng và tịch thu hàng hóa…

Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại
Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại

Ngày 18/5, thông tin từ Đồn Biên phòng Tân Thành, Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị vừa phát hiện, thu giữ số lượng lớn rượu ngoại vận chuyển trái phép qua khu vực biên giới.

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/5/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Đề xuất chính sách đặc thù cho công dân thực hiện Nghĩa vụ quân sự và Nghĩa vụ tham gia CAND
Đề xuất chính sách đặc thù cho công dân thực hiện Nghĩa vụ quân sự và Nghĩa vụ tham gia CAND

UBND tỉnh Nam Định đề xuất mức hỗ trợ 10 triệu đồng/công dân thực hiện Nghĩa vụ quân sự và Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Phá đường dây buôn lậu pháo nổ từ nước ngoài vào Việt Nam quy mô lớn
Phá đường dây buôn lậu pháo nổ từ nước ngoài vào Việt Nam quy mô lớn

Ngày 18/5, thông tin từ Phòng Tham mưu (PV01), Công an TP. HCM, Công an huyện Hóc Môn vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), Công an TP. HCM triệt phá đường dây vận chuyển, mua bán pháo lậu.

Bổ nhiệm Đại tá, Tư lệnh Vùng giữ chức giữ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng
Bổ nhiệm Đại tá, Tư lệnh Vùng giữ chức giữ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Văn Bách, Tư lệnh Vùng 4 quân chủng Hải quân, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.