Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Siết chặt việc quản lý trang thiết bị y tế nhập khẩu

Mới đây, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có kết luận, Bệnh viện

Liên tục “ nóng”

Mới đây, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có kết luận, Bệnh viện (BV) Thể thao Việt Nam sau 10 năm đi vào hoạt động đã hư hỏng nghiêm trọng, trong đó có cả những hạng mục về  trang thiết bị y tế. Hiện tại, ngoài máy chụp cộng hưởng từ có tương đối đầy đủ hồ sơ, những phần thiết bị y tế còn lại tại BV này đều thiếu hồ sơ xuất xứ hàng hóa, thiếu kiểm định của Hải quan Việt Nam.

Đơn cử, chiếc máy xét nghiệm có giá hơn 800 triệu đồng được đưa về phòng xét nghiệm của BV Thể thao Việt Nam năm 2007, nhưng nằm đắp chăn từ đó đến nay. Đáng chú ý, số seri máy được BV lưu trong hồ sơ nguồn gốc máy lại là số seri khác so với số seri được nhà sản xuất in trực tiếp trên máy. Điều này được ông Võ Tường Kha, Phó Giám đốc BV Thể thao Việt Nam, thừa nhận: “ Từ năm 2008 đến nay, BV liên tục trong tình trạng đi đòi giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các thiết bị y tế”. Theo hồ  sơ, đơn vị trúng thầu cung cấp máy là Công ty CP thiết bị y tế Đông Nam Á nhưng đến nay, đơn vị này đã chuyển đi đâu không rõ (!). Cung cấp các thiết bị không có nguồn gốc, nhưng điều bất thường là ngay từ đầu, lãnh đạo BV Thể thao lúc đó đã tạm ứng 90% giá trị hợp đồng cho Công ty Đông Nam Á cầm. Thế nhưng, suốt trong gần bốn năm, công ty này mới bàn giao được ba trong tổng số bảy máy bán cho BV.

Vấn đề cũng đang được dư luận quan tâm là Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc Sở Y tế các T.Ư về việc tiến hành rà soát và báo cáo việc mua các thiết bị xét nghiệm, chuẩn đoán y tế của Công ty Bio – Rad Laboratories- nhà sản xuất cung cấp các thiết bị xét nghiệm và chuẩn đoán y tế, đã chi 2,2 triệu USD từ năm 2005-2009 cho bên trung gian, trong đó có các quan chức BV Việt Nam để bán máy…

Việc mua sắm trang thiết bị y tế đã liên tục “ nóng”  trong năm nay khi các cơ quan chức năng liên tiếp kiểm tra và phát hiện hàng loạt trang thiết bị y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai trên thị trường hoặc được trang bị cho các BV để phục vụ khám, chữa bệnh ( điển hình như vụ việc xảy ra Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Hà Nội vào tháng 7-2014).

Đại diện ngành y tế cũng bày tỏ, trước nhu cầu lớn trong việc sử dụng và nâng cấp trang thiết bị y tế tại các BV và việc kinh doanh các trang thiết bị y tế là siêu lợi nhuận, nên rất dễ nảy sinh tiêu cực, gian lận thương mại trong lĩnh vực này. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2011, số lượng đơn hàng cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế ( đối với 11 nhóm hàng chủ yếu) là 3.846. Đến năm 2012, con số này tăng lên 3.997 đơn; năm 2013 là 4.205 đơn và sáu tháng đầu năm 2014 đã cấp phép nhập khẩu cho 1.542 đơn hàng. Những con số gia tăng theo từng năm như trên cho thấy, kinh doanh trang thiết bị y tế ngày càng được nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia.

Từ sự dễ dãi

Theo một số chuyên gia trong ngành, những hành vi gian lận thương mại thiết bị y tế điển hình hiện nay gồm giả mạo hoặc tự ý sửa chữa hồ sơ, tài liệu, giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế của Bộ Y tế; giả mạo giấy tờ pháp lý của cơ quan chức năng của Việt Nam hoặc của nước ngoài; sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký, con dấu của các cơ quan liên quan trong hồ sơ nhập khẩu trang thiết bị y tế… Những hành vi này được thực hiện đều xuất phát từ sự dễ dãi trong khâu quản lý.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn,Vụ trưởng Trang thiết bị và công trình y tế ( Bộ Y tế), đơn vị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế là Bộ Y tế thì chỉ căn cứ trên hồ sơ để cấp phép, còn đơn vị cho phép thông quan là hải quan có trách nhiệm thẩm định thì lại không có chuyên môn về lĩnh vực này. Mặt khác, phần lớn DN nhập khẩu thiết bị y tế đều tự đứng ra khai báo nên hàng hóa được  đưa vào luồng xanh, cứ thế thông quan, không gặp chút khó khăn gì.Trong khi đó, các cơ quan chức năng chỉ cấm nhập trang thiết bị đã qua sử dụng mà không quy định năm sản xuất, nên việc nhập trang thiết bị lạc hậu, model cũ cũng là dễ hiểu.

Việc cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hiện nay cũng rất dễ dàng. Theo quy định, việc mở công ty kinh doanh trang thiết bị y tế chỉ cần có đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tư là được.Không có quy định nào về đội ngũ nhân viên, chuyên môn kỹ thuật, trách nhiệm đối với thiết bị đã nhập… Tóm lại, DN cứ đưa thiết bị an toàn vào đến nội địa, bán cho người dùng là... xong. Với việc cấp giấy phép có giá trị một năm như hiện nay, DN nhập khẩu trang thiết bị y tế có thể giải thể, không phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đến cùng. Nhiều DN nhập  trang thiết bị về xong để cho đơn vị khác bán, nên khi xảy ra vấn đề gì thì không tìm được công ty chịu trách nhiệm.

Sau hàng loạt vụ việc xảy ra, dư luận đặt câu hỏi, phải chăng việc quản lý nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế hiện nay giữa ngành y tế và hải quan chưa ăn khớp? Hiện tại, ngành y tế có đề xuất mặt hàng này phải kiểm soát chặt, phải đưa vào luồng, đỏ trước khi thông quan. Còn phía hải quan lại cho rằng, ngành nào cũng muốn luồng đỏ 100% thì DN sẽ kêu, trong khi theo quy định yêu cầu luồng đỏ không được quá 10%. “ Bộ Y tế không nên cấp phép ồ ạt cho DN nhập trang thiết bị y tế và hằng năm phải có thanh tra, rồi có cảnh báo với những mặt hàng y tế cụ thể”, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan lên tiếng.

Siết chặt quản lý

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu quan điểm, vấn đề đặt ra là cơ chế quản lý như thế nào để sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả và để thiết bị y tế được mua với giá trị thật của nó. Bởi lẽ, trang thiết bị y tế chiếm một lượng ngân sách, kinh phí rất lớn và thu một lượng rất lớn tiền khám, chữa bệnh. Trong Quỹ Bảo hiểm y tế, có những năm, có những tỉnh, nguyên tiền sử dụng trang thiết bị y tế, tiền xét nghiệm, X quang chiếm tới 30-40%.

Theo đề xuất của ông Tiên, rất mong Bộ Y tế soạn thảo một dự luật về quản lý trang thiết bị y tế để Quốc hội đưa vào chương trình thảo luận, như vậy sẽ hiệu quả hơn việc ban hành một nghị định mà chỉ do Chính phủ ban hành. Nếu luật ra đời, sẽ quy định BV loại nào được sử dụng trang thiết bị y tế loại nào. Giá cả cũng được quản lý thông qua đấu thầu. Bộ Y tế cũng phải chuẩn hóa xét nghiệm để tránh lạm dụng việc sử dụng thiết bị. Về việc chống gian lận trong việc nhập thiết bị y tế cũ nhưng khai mới, có thể trong luật sẽ quy định trang thiết bị y tế phải kiểm tra tại cửa khẩu 100%, không kiểm tra theo mẫu nữa, để bắt buộc tất cả các trang thiết bị y tế sẽ được cơ quan hải quan kiểm tra khai đúng hồ sơ.

Tuy nhiên, khi chưa có dự thảo luật, nhằm siết chặt quản lý trang thiết bị y tế nhập khẩu, Bộ Y tế đang xây dựng trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế.  Dự thảo theo hướng: Người có trách nhiệm đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam hoặc văn phòng đại diện sản phẩm phải có trách nhiệm đăng ký chất lượng sản phẩm. Quy định này sẽ tăng cường cam kết trách nhiệm của người sở hữu số đăng ký sản phẩm, tránh việc nhập một chuyến thấy lãi xong thì thôi. Nếu quản lý trang thiết bị y tế theo số đăng ký, đơn vị nào vi phạm sẽ rút số đăng ký, sản phẩm sẽ không được phép lưu hành.

Bênh cạnh đó, việc quản lý trang thiết bị y tế nhập khẩu không chỉ có Bộ Y tế mà còn các cấp, các ngành liên quan. Bộ Y tế đã kiến nghị nếu hải quan kiểm tra trang thiết bị y tế nhập khẩu thì phải là hàng mới 100% và phải đưa vào “ làn đỏ”, không chuyển vào “ làn xanh”. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề xuất phía hải quan phải có cơ chế phối hợp để giải quyết đúng quy định, không gây ách tắc cho DN. Còn trong đấu thầu, cần phải quan tâm đến tính năng kỹ thuật của thiết bị.

Theo Thời nay

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.