Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Siết kỷ cương xây dựng pháp luật, tránh “đánh trống ghi tên”

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, ngày 14/04, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Ủy sẽ cho ý kiến vào nhiều nội dung rất quan trọng, phần lớn trong đó chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3 dự kiến khai mạc vào tháng Năm sắp tới; Coi trọng công tác xây dựng pháp luật chứ không phải “đánh trống ghi tên”.

Đề cập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, thời gian qua Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm cho công tác xây dựng thể chế. Công tác phối hợp giữa Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan tổ chức hữu quan ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn.

Với tinh thần tích cực, chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, có nhiều nhiệm vụ lập pháp đã được các cơ quan chuẩn bị sớm và chuyển thành đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH); nhiều dự án luật được đưa vào chương trình; số lượng văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH được xem xét, thông qua ngày càng tăng; chất lượng cũng được nâng lên.

Phiên họp thứ 10 của UBTVQH xem xét nhiều nội dung rất quan trọng, phần lớn trong đó sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 sắp tới. Ảnh Quốc hội
Phiên họp thứ 10 của UBTVQH xem xét nhiều nội dung rất quan trọng, phần lớn trong đó sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 sắp tới. Ảnh Quốc hội.

Đặc biệt là kịp thời thông qua các văn bản phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, các dự án quan trọng quốc gia, gỡ những nút thắt, điểm nghẽn về thể chế để kiến tạo, phát triển.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị UBTVQH cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng các dự án luật, nghị quyết dự kiến đưa vào chương trình để đảm bảo tính khả thi cao nhất, sát thực với yêu cầu của thực tiễn, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, kỹ lưỡng ngay từ đầu, kiên trì khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập như phải điều chỉnh nhiều lần, hồ sơ gửi chậm... trên tinh thần phải thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ông Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội nhiệm kỳ này hết sức coi trọng công tác xây dựng pháp luật, ngay từ đầu đã xem xét các chính sách rất kỹ chứ không phải “đánh trống ghi tên”. Ví dụ, Luật Khám chữa bệnh mặc dù quan trọng, cấp bách nhưng phải hai lần trình mới đủ điều kiện xem xét, cho ý kiến. Do đó UBTVQH tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, dự án luật nào chưa đủ điều kiện, chưa "chín" thì để lại, đồng thời Ủy ban nào đề xuất mà sau này không thực hiện được thì phải chịu trách nhiệm.

Về việc Chính phủ báo cáo xin ý kiến về việc ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, UBTVQH chỉ cho ý kiến, còn thẩm quyền ban hành thuộc về Chính phủ. Là nghị định “không đầu”, tức chưa có luật nên đây là dự án luật quan trọng, tác động nhiều đến người dân, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, các tổ chức, hiệp hội, ngành hàng...; tính chất nhạy cảm rất lớn, nhiều vấn đề liên quan quyền công dân, do đó cũng cần phải được xem xét, kỹ lưỡng.

Liên quan nội dung giám sát, UBTVQH sẽ cho ý kiến đối với các nội dung: dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH năm 2023; báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành"; báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 03/2022 của Quốc hội.

“Lựa chọn nội dung giám sát phải thận trọng, toàn diện, cân đối hài hoà, bám sát thực tiễn, đúng, trúng, trọng tâm vào vấn đề lớn, quan trọng hoặc vấn đề búc xúc nổi lên nhằm đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân cũng như phục vụ công tác quản lý”, ông Vương Đình Huệ nói.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà Nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 20,1% kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.

Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7
Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7

Dự thảo 6 nghị định và 4 thông tư đã hoàn thành, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định và dự kiến trước ngày 10/5/2024 Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.