Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được “hồi sinh”

Đây cũng là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép từ năm 2010, tuy nhiên sau gần 8 năm "sống dở chết dở", sở giao dịch này đã được hồi sinh và sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7 tới.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được “hồi sinh” - Hình 1

Danh mục hàng hóa dự kiến niêm yết trên sàn của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam gồm 40 mặt hàng chủ lực

Nguyên nhân khiến Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sống dở chết dở là bởi dù Nghị định 158 quy đinh chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được ra đời từ tháng 12/2006, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định mang tính ràng buộc, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Theo như ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thì lý do là chúng ta không có vốn, không có cơ sở vật chất, không lưu thông được với nước ngoài nên không thể phát triển được sở giao dịch hàng hóa.

Chỉ đến khi Nghị định 51 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158, có hiệu lực từ ngày 1/6/2018 với nhiều bước đột phá mới thì Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam mới được hồi sinh.

Theo đó, sau 45 ngày Nghị định 51 có hiệu lực, dự kiến Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động với vai trò kết nối liên thông với các Sở Giao dịch Hàng hóa trên thế giới.

Danh mục hàng hóa dự kiến được niêm yết trên sàn của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ gồm 40 mặt hàng chủ lực, trong đó có những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu và những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ sản xuất, kinh doanh như gạo, đường, cà phê, cao su, hạt tiêu, nhôm, đồng, sắt, thép...

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đơn vị này sẽ giúp kết nối các sàn giao dịch trong nước với nhau và hướng tới kết nối với các sàn giao dịch nước ngoài. Việc này sẽ tạo rất nhiều thuận lợi về thông tin lượng hàng xuất đi, giá cả và việc đánh giá thị trường cũng sẽ thuận lợi hơn.

Bà Nguyễn Phương Dung, Phó phòng Hạ tầng thương mại, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp người nông dân có được công cụ bảo hiểm giá nhằm giảm thiểu được các rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh như sự rớt giá của cà phê, cao su...

Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu cũng có thể biết được giá cả chuẩn giao dịch các mặt hàng này theo từng chủng loại, từng tháng hợp đồng để chủ động sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu.

"Đối với các nhà đầu tư cá nhân, sự ra đời của các đơn vị hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa sẽ đem đến một cơ hội đầu tư mới trong khi các kênh đầu tư truyền thống gặp nhiều khó khăn", bà Dung nhận định.

Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Nguyễn Phương Dung và nhiều chuyên gia kinh tế thì hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Một trong những thách thức lớn nhất là thói quen, tập quán kinh doanh của người Việt Nam, đa phần sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hóa không theo tiêu chuẩn và thích mua bán trực tiếp thông qua thương lái chứ không thích lên sàn.

Bên cạnh đó, do mô hình còn khá mới mẻ nên sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp, các sản phẩm hợp đồng giao dịch còn chưa phong phú, đa dạng. Cùng với đó, số lượng các nhà đầu tư, cán bộ có trình độ, hiểu biết sâu về lĩnh vực này còn rất hạn chế...

Theo Vneconomy

Bài liên quan

Tin mới

Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng
Khẩn trương rà soát, thanh, kiểm tra toàn diện về việc quản lý thị trường vàng

Các hành vi vi phạm pháp luật, buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định trong quản lý, hoạt động kinh doanh tại thị trường vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Đấu giá chọn nhà đầu tư 2 dự án nhà ở cao tầng tại Hải Dương
Đấu giá chọn nhà đầu tư 2 dự án nhà ở cao tầng tại Hải Dương

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất chủ trương triển khai 2 dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng Ngô Quyền và Diamond Land.và sẽ đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.

Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu
Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ hàng trăm bình khí cười (N2O) và xe đạp điện, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu
Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện, bắt giữ lô hàng dân dụng các loại, trị giá 2 tỷ đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp.

Bắc Giang có 22 đô thị vào năm 2030
Bắc Giang có 22 đô thị vào năm 2030

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. tỉnh Bắc Giang có 22 đô thị gồm: 1 đô thị loại I (TP Bắc Giang), 1 đô thị loại III (TP Việt Yên), 4 đô thị loại IV và 16 đô thị loại V.

Cảnh giác trước chiêu trò chiêu trò phát tán đơn tố cáo sai sự thật
Cảnh giác trước chiêu trò chiêu trò phát tán đơn tố cáo sai sự thật

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện đang phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, truy vết các đối tượng có hành vi tán phát thông tin quảng cáo hoạt động đánh bạc qua mạng, “đơn tố cáo” sai sự thật để xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.