Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sông Nhuệ ô nhiễm vượt hơn 10 lần mức cho phép

Theo kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước của Viện Quy hoạch thủy lợi (Bộ NN&PTNT) công bố ngày 4/4/2024 cho thấy, không có vị trí nào trên dòng sông Nhuệ có chất lượng nước đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2023). Các vị trí đo có hàm lượng chất hữu cơ trong nước vượt giới hạn từ 2 đến 9 lần; hàm lượng amoni vượt giới hạn 11 lần…

Tương tự, những dòng sông khác như Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ, Đáy... cũng trở thành nơi chứa nước thải, lắng đọng bùn đất, rác thải, ô nhiễm hàng chục năm nay.

8-snhue.jpg
Sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận quá nhiều nguồn thải

Nước sông ô nhiễm trầm trọng

Hệ thống sông dày đặc ở Hà Nội có giá trị lịch sử, văn hóa, phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, điều hòa không khí, tiêu thoát nước... Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số…; các dòng sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đời sống xã hội. Khắc phục tình trạng này, thời gian qua, thành phố Hà Nội tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm “hồi sinh” những dòng sông.

Sông Tô Lịch có chiều dài hơn 14km, bắt nguồn từ phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), đổ ra sông Nhuệ - đoạn xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì). Dòng sông này luôn gắn bó với đời sống cư dân nội thành, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa.

Đáng tiếc, trong vài thập niên gần đây, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung bình mỗi ngày, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 160.000m3 nước thải sinh hoạt. Hầu hết lượng nước thải này không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn đã xả trực tiếp ra sông.

Những dòng sông khác như: Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ, Đáy... cũng trở thành nơi chứa nước thải, lắng đọng bùn đất, rác thải, ô nhiễm hàng chục năm nay. Cụ thể, kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước trên sông Nhuệ của Viện Quy hoạch thủy lợi (Bộ NN&PTNT) công bố ngày 4/4/2024 cho thấy, không có vị trí nào trên dòng sông Nhuệ có chất lượng nước đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2023). Các vị trí đo có hàm lượng chất hữu cơ trong nước vượt giới hạn từ 2 đến 9 lần; hàm lượng amoni vượt giới hạn 11 lần…

Lý giải về nguyên nhân khiến hệ thống sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ Ngô Thanh Sơn cho biết, hệ thống sông Nhuệ có hơn 30km đi qua khu đô thị và ven đô thị.

Trục chính con sông là nơi tiếp nhận chủ yếu lượng nước xả thải từ hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất và dịch vụ, nước tải từ các làng nghề, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nước thải của các hoạt động này đa phần đều chưa qua xử lý mà đổ trực tiếp xuống sông.

Đặc biệt, dọc hai bờ sông Nhuệ có nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất vải, lụa, dây thừng, chế biến bún, miến, bánh đa, dong, sắn… với các công cụ thô sơ, thủ công. Hóa chất sử dụng bữa bãi. Rác bã, xỉ than không được thu gom. Nước thải không được xử lý, chảy tùy tiện xuống cống rãnh, xuống sông gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước…

Không chỉ vậy, các hóa chất dùng trong nông nghiệp như: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học chỉ hấp thụ một phần; phần còn lại thấm vào đất hoặc theo nước mặt chảy trở lại kênh mương, ao, hồ, sông suối… Nước thải sinh hoạt đem theo các chất tẩy rửa chưa được xử lý chảy theo các kênh dẫn một phần thấm xuống đất; phần còn lại chảy ra các dòng sông.

Thống kê của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ cũng chỉ ra, tổng số điểm xả vào hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ là 790 điểm. Trong đó, các điểm xả thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị, bệnh viện, làng nghề, trang trại chăn nuôi là 310 điểm. Còn lại 480 điểm xả thải là các cống tiêu dân sinh.

Ngoài ra, hằng năm, sông Nhuệ không được bổ sung nguồn nước từ sông Hồng nên không thể rửa trôi các chất gây ô nhiễm...

Cần các giải pháp cấp bách

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, để có thể “hồi sinh” các sông trên địa bàn thành phố, trước tiên, cần xác định căn nguyên gây ô nhiễm và lượng nước thải để có giải pháp khả thi, phù hợp từng giai đoạn...

8-stlich.png
Sông Tô Lịch chỉ đỡ xấu chứ không thể sạch

Còn một số chuyên gia môi trường cho rằng, Hà Nội cần có cách tiếp cận tổng hợp, đồng bộ trên các lĩnh vực như: Điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050; xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý nước thải đô thị đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thu gom, xử lý nước thải của thành phố nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt sông.

Song hành, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trạm, nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, làng nghề vào khu xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; kiên quyết di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường…

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn cho biết, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường và cảnh quan các dòng sông được thành phố Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn 2020-2025.

Những năm qua, các sở, ngành tích cực vào cuộc, tham mưu với thành phố triển khai nhiều giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nói chung và cải thiện chất lượng nước mặt các dòng sông nói riêng. Trong đó, thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét”, phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất giải pháp “hồi sinh” sông Nhuệ, sông Đáy…

Đặc biệt, trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND thành phố thông qua cũng nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, trả lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa, lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông: Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... nhằm bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.

Để thực hiện những mục tiêu trên, ngoài các giải pháp đang triển khai, nhiều chuyên gia đề xuất, thành phố Hà Nội xây dựng đập dâng trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống để nâng mực nước các sông lên cao trình nhất định nhằm cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, khi nước sông Hồng dâng lên sẽ giúp sông Nhuệ, sông Đáy, thậm chí sông Tô Lịch cũng có dòng chảy thường xuyên, khắc phục tình trạng suy kiệt nguồn nước, trả lại khả năng tự làm sạch chất gây ô nhiễm của các dòng sông…

T. Hương (Nguồn:https://moitruong.net.vn/)

Bài liên quan

Tin mới

Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3
Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3

Ngày 20/9, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến tới các đầu cầu công an cấp huyện, tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng
Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng

Ngày 20/9, tại Nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại – Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hậu Sanh, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định diễn ra chương trình tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Đây là số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có dấu hợp quy, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường… với tổng giá trị gần 500 triệu đồng…  

Tuyên Quang được Vĩnh Phúc hỗ trợ 3 tỷ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Tuyên Quang được Vĩnh Phúc hỗ trợ 3 tỷ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Chiều 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức tiếp nhận hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc cho nhân dân khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 gây ra. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp nhận.

Khối ngoại giao dịch sôi động, bán ròng hơn 280 tỷ đồng trong phiên 20/9
Khối ngoại giao dịch sôi động, bán ròng hơn 280 tỷ đồng trong phiên 20/9

Bên cạnh áp lực bán từ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng gia tăng sức ép lên thị trường khi quay ra bán ròng hơn 280 tỷ đồng, với tâm điểm bán cổ phiếu VHM và VIX.

Chứng khoán phiên chiều 20/9: Giảm mạnh cuối phiên, Bluechip “cứu” thị trường không mất điểm
Chứng khoán phiên chiều 20/9: Giảm mạnh cuối phiên, Bluechip “cứu” thị trường không mất điểm

Áp lực bán bất ngờ dâng cao trong phiên chiều đã khiến sắc đỏ lan rộng hơn trên bảng điện tử và VN-Index may mắn bảo toàn được sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu VN30.

MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng

Giải đấu MobiFone Esports Unitour do MobiFone phối hợp cùng MobiGames tổ chức đã chính thức diễn ra, quy tụ 64 đội thể thao điện tử đến từ 12 trường đại học tại TP.HCM.