Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sử dụng rượu bia: Thiệt hại nhiều hơn đóng góp

Không thể phủ nhận những đóng góp của ngành rượu bia cho ngân sách nhà nước, nhưng đi kèm đó là những thiệt hại còn lớn hơn nhiều về mặt sức khỏe người dân, xã hội và kinh tế, do tỷ lệ người sử dụng ngày càng tăng.

Chi 4 tỷ USD… Uống bia

Số liệu ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016, bình quân mỗi người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất/năm, đứng vị trí 64/194 nước. Năm 2017, chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD. Đáng lưu ý, tỷ lệ người sử dụng rượu bia đang gia tăng ở cả nam giới và nữ giới.

Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, năm 2012, có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam do sử dụng rượu, bia… Cùng với đó, chi tiêu cho rượu, bia chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi tiêu của hộ nghèo và là nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tăng thêm.

Sử dụng rượu bia: Thiệt hại nhiều hơn đóng góp - Hình 1

Ảnh minh họa

Thống kê của WHO cũng cho thấy, phí tổn kinh tế do rượu bia chiếm từ 1,3 - 3,3% GDP của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, ước tính thiệt hại đến 1,3% GDP (khoảng 65.000 tỷ đồng). Trong đó, năm 2017, chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP).

Hiện nay, nhiều quốc gia đã ban hành chính sách pháp luật về phòng chống tác hại rượu bia và thực hiện hiệu quả. Kinh nghiệm tại Thái Lan cho thấy, từ đất nước có tỷ lệ tai nạn giao thông hàng đầu thế giới, sau khi có luật kiểm soát rượu bia, đã góp phần giảm 50% số vụ tai nạn giao thông và tiết kiệm được hơn 6 tỷ USD chi phí khắc phục hậu quả.

Đồng thời, theo ước tính của WHO, năm 2018, mỗi USD đầu tư thực thi các biện pháp phòng chống tác hại do sử dụng rượu, bia thì lợi ích thu được là 9,13 USD.

Thiết chặt quản lý

Trước những số liệu được trích dẫn, hầu hết các ý kiến từ chuyên gia và dư luận đều cho rằng, cần thiết ban hành luật về phòng chống tác hại của rượu bia.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TP. HCM, để hạn chế rượu bia, trước hết phải tuyên truyền cho người dân biết tác hại của rượu bia. Cùng với đó là áp dụng các biện pháp hành chính như đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia. Tuy nhiên, nếu đánh thuế sẽ có tác dụng phụ đó là làm giá thành sản phẩm tăng, nhiều người sẽ không sử dụng nữa, nhưng ngược lại sẽ là môi trường thuận lợi để sản phẩm nhập lậu và các mặt hàng kém chất lượng có cơ hội trà trộn bán ra thị trường với mức giá rẻ.

Vì vậy, theo bà Lan, cần duy trì song song bằng biện pháp đánh thuế và kiểm soát hệ thống sản xuất và kinh doanh để hoàn toàn triệt tiêu việc kinh doanh không phép, có hại cho chính sách của Nhà nước và bảo vệ DN.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng của QH cho rằng: “Để luật có tính khả thi cao, cần tập trung vào các giải pháp thắt chặt quản lý hoạt động sản xuất và tiêu thụ đồ uống có cồn kém chất lượng; truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức hành vi lạm dụng đồ uống có cồn...”.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, quy định này là cần thiết, vì theo các nghiên cứu, với cùng một lượng rượu hay bia và có cùng một độ cồn, khi dung nạp vào cơ thể người, sẽ có tác hại như nhau mà không có sự phân biệt giữa rượu hay bia. Việc ban hành quy định này, cũng không tạo ra xung đột pháp lý với Luật Quảng cáo và Luật Thương mại theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tại khoản 3 Điều 156 - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Có thể nói, dù đưa ra bất kể biện pháp nào thì cũng đều hướng đến việc giảm tỷ lệ người sử dụng rượu bia, đồng nghĩa với việc ngành rượu bia có thể giảm một phần sản lượng.

Tuy nhiên, với các chính sách cụ thể về kiểm soát tiêu thụ rượu bia tại Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia sắp được QH thông qua, được kỳ vọng sẽ tạo môi trường pháp lý ổn định cho DN, minh bạch, trách nhiệm, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu giảm tình trạng sử dụng rượu bia.

Cao Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, giá dầu thế giới giữ đà tăng nhẹ. Trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm từ chiều qua.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.