Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm soát chặt rượu bia nhập lậu

“Bổ sung quy định các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia để ngăn chặn rượu nhập lậu, rượu kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe NTD và thất thu NSNN’’ - Đó là những điểm điểm mới của Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đang được trình QH xem xét.

Kiểm soát chặt rượu bia nhập lậu - Hình 1

Tăng cường các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia để ngăn chặn rượu nhập lậu, rượu kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe NTD và thất thu NSNN

Nhập lậu vẫn phức tạp

Tại Tọa đàm về Dự án Luật phòng chống tác hại rượu, bia, do Bộ Công thương tổ chức, đại diện lực lượng QLTT cho rằng, tình hình buôn bán rượu, bia không có nguồn gốc diễn ra khá phức tạp và khó phát hiện.

Tình trạng rượu nhập lậu không hóa đơn chứng từ vẫn diễn ra trên thị trường. Rượu nhập lậu được đưa vào Việt Nam qua các tuyến biên giới Tây Nam và miền Trung. Ngoài ra, vào dịp cuối năm, Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ rượu tăng cao, số rượu giả, rượu lậu xách tay đưa vào thị trường ngày càng nhiều hơn. Phương thức sản xuất rượu giả là dùng vỏ chai rượu của các nhãn hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng nhưng còn mới. Không chỉ sản xuất rượu giả, các đối tượng còn dùng tem chống rượu giả, không thể phân biệt được bằng mắt thường.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn chai rượu nhập lậu, kém chất lượng. Tại Quảng Trị, các lực lượng chức năng đã liên tiếp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển rượu ngoại trên tuyến QL9. Ngày 23/9/2018, đã phát hiện vụ vận chuyển 480 chai rượu ngoại nhãn hiệu Macallan không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng giá trị hơn 480 triệu đồng. Ngày 2/10, lực lượng liên ngành tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra, phát hiện trên 1 xe ô tô cất giấu 210 chai rượu ngoại nhâp lậu với tổng trị giá khoảng 200 triệu đồng...

Theo một nghiên cứu điều tra quốc gia của PGS. TS. Lưu Bích Ngọc, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Trường ĐHKTQD) thực hiện quy mô quốc gia tại 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam từ tháng 11/2014 - 1/2016, rượu không kiểm soát được ở Việt Nam là rất cao, chiếm tới 75% tổng lượng tiêu thụ. Loại rượu này chất lượng kém và là nguyên nhân gây ra ngộ độc, hàng năm gây thất thu ngân sách lớn (ước 2.000 tỷ đồng theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế). Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đã ban hành để kiểm soát lượng rượu không nhãn mác này.

Cần tăng cường kiểm soát

Theo thống kê, mỗi năm, người dân tiêu thụ 305 triệu lít rượu và 4,1 tỷ lít bia và có xu hướng tăng ở giới trẻ. Đáng nói, có tới 36% vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia, chưa tính bạo lực gia đình và gây rối trật tự công cộng. Về kinh tế, chi phí cho tiền mua rượu, bia mỗi năm 4 tỷ USD, trong khi xuất khẩu gạo chỉ 2,41 tỷ USD.

Ngành rượu, bia nộp ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi năm (bao gồm cả nước giải khát thông thường), tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động trực tiếp và gián tiếp; có sự kết nối với các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ khác, nhưng chi phí cho việc phòng chống tác hại rượu, bia, trong đó phí tổn về chăm sóc sức khỏe, già hóa... đã mất tới 65.000 tỷ đồng.

Cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp, sản lượng năm 2017 là hơn 4 tỷ lít. Đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp 167 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, 599 giấy phép sản xuất rượu thủ công, 204 giấy phép phân phối, 1.100 giấy phép bán buôn và 13.774 giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu với tổng sản lượng sản xuất năm 2016 đạt khoảng 305,2 triệu lít. Thực tế,  còn lượng rượu sản xuất thủ công chưa đăng ký cấp phép, việc kiểm soát hàm lượng methanol, aldehyt gặp khó khăn. Cùng với đó, tình hình rượu giả, rượu nhập lậu có giảm, nhưng vẫn tồn tại, khó kiểm soát.

Trước thực trạng này, tại Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đang được trình Quốc hội xem xét. Trong đó, cơ quan quản lý đã nêu ra nhiều điểm đổi mới nhằm hạn chế các tác hại của rượu, bia: Quy định rõ về điều kiện kinh doanh rượu; tăng cường quản lý đối với sản xuất rượu thủ công; quản lý kinh doanh bia; bảo đảm chất lượng, an toàn đối với rượu, bia; ghi nhãn trên bao bì; địa điểm, đối tượng, phương thức không được bán; phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả...

Dự thảo tiếp tục duy trì, kế thừa các biện pháp quản lý điều kiện, cấp phép đối với kinh doanh rượu (bao gồm cả sản xuất thủ công vì mục đích kinh doanh). Sản phẩm bia không phải cấp phép mà quản lý theo điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Luật tiếp tục kế thừa các quy định phù hợp của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP...

Phan Chinh

Tin mới

Lật tẩy đường dây buôn bán ma túy được ngụy trang trong các loại đồ hộp
Lật tẩy đường dây buôn bán ma túy được ngụy trang trong các loại đồ hộp

Công an Đà Nẵng vừa mới thông tin, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn, từ địa phương khác và nước ngoài về Đà Nẵng tiêu thụ.

Nóng: Israel tấn công trả đũa Iran, nhiều tiếng nổ lớn tại sân bay và căn cư quân sự
Nóng: Israel tấn công trả đũa Iran, nhiều tiếng nổ lớn tại sân bay và căn cư quân sự

Quan chức Mỹ cho biết, sáng sớm nay (19/4) Israel đã tiến hành tập kích vào Iran để đáp trả cuộc tấn công của Tehran vào lãnh thổ nước này.

Kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp tư nhân Tiệm vàng Hoàng Kim bị phạt 100 triệu đồng
Kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp tư nhân Tiệm vàng Hoàng Kim bị phạt 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1011/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Doanh nghiệp tư nhân Tiệm vàng Hoàng Kim do có hành vi kinh doanh hàng hóa (nhẫn vàng) không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thêm 3 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động
Thêm 3 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Ngày 19/4, có thêm 3 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động là Bắc Á Bank, GPBank và VPBank.

Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững
Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững

Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra QĐ số 1658/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược (Chiến lược) quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng DN và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.

Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027
Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027

Vừa qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của Bộ đội Biên phòng tỉnh.