Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu ngành dược: Bài toán nan giải

Từ lâu, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển về dược liệu, người dân “sống trên đống thuốc”, như

THCL Từ lâu, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển về dược liệu, người dân “sống trên đống thuốc”, nhưng vẫn phải NK tới 90% nguyên liệu và 50% thuốc! Ngỡ rằng đó là một nghịch lý muộn thuở?

Thiếu sự đầu tư

Việt Nam có nguồn dược liệu vô cùng phong phú với khoảng 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc (nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như atiso, hồi, quế, sâm Ngọc Linh...). Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.

Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng, ngay từ cuối những năm 60 - 80 thế kỷ XX, ở nước ta đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh. Vậy lý do gì khiến Việt Nam chưa phát triển được ngành hóa dược?

Vẫn chỉ trồng dược liệu một cách tự phát, theo kinh nghiệm hoặc theo nhu cầu của người mua. Nhiều thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam tìm mua dược liệu quý hiếm, rồi chế biến, XK trở lại Việt Nam với giá cao gấp vài chục lần. Thậm chí, có những thời điểm, các thương lái lùng sục mua một số cây dược liệu quý hiếm ở Việt Nam như sa nhân, ý dĩ... khiến việc khai thác dược liệu cung ứng cho các công ty XK trở thành phong trào ở một số địa phương: Cây thiên niên kiện ở Bình Phước; cây hậu phác, ô dước ở Tây Ninh... bị lùng sục đến mức kiệt quệ, không còn khả năng phục hồi.

Nhiều dược liệu từng là thế mạnh của Việt Nam, nhưng lại phải NK từ nước ngoài. Mặt khác, dù có NK được những loại dược liệu này thì người mua cũng khó phân biệt được đâu là hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam chưa phát triển được ngành hóa dược bởi chưa có sự đầu tư cho vùng dược liệu cho năng suất cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc…

Cục trưởng Cục Hóa chất Nguyễn Văn Thanh chỉ rõ, đầu tư nguồn lực cho ngành hóa dược, từ trước đến nay chưa được chú trọng đúng mức. Do hạn chế về tài chính nên quy mô đầu tư nghiên cứu còn nhỏ bé, thiếu thốn các quy trình công nghệ và hầu như chỉ dừng lại ở… phòng thí nghiệm, chưa thể áp dụng trong sản xuất thử nghiệm và thực tế công nghiệp; nguồn nhân lực còn yếu… Vì thế, các DN chỉ sản xuất phổ biến những sản phẩm thông thường, chi phí thấp, hiệu quả mang lại không cao…

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hóa dược chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ... Không bất ngờ khi Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) phân loại và xếp hạng ngành công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở mức 3 (“công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”).

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn băn khoăn: Vì sao Việt Nam chưa hình thành công nghiệp hóa dược khi thuốc “nội” đang đáp ứng được 48% nhu cầu sử dụng của nhân dân?

Tìm lối đi mới

“Không ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành dược” - Đó là nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại buổi báo cáo về Dự án Luật Dược sửa đổi.

Trong thời gian tới, chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển hóa dược cần tiếp tục được thực hiện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 - ngành y tế cần có những giải pháp căn cơ để đạt hiệu quả cao.

ThS. Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Traphaco cho rằng, mấu chốt để phát triển hóa dược và dược liệu phải là các DN. Hiện sự liên kết giữa 3 nhà (nhà khoa học, DN và nông dân) là vô cùng lỏng lẻo.

Mặc dù Luật Dược ra đời đã 10 năm, nhưng đến nay ngành dược vẫn trì trệ. Do đó, Dự án sửa đổi Luật Dược phải mở ra được chiến lược phát triển ngành dược, chứ không chỉ là việc đưa ra các quy định về cấp phép, tiêu chuẩn hành nghề...

Giải quyết bài toán trên - đang còn rất nan giải với các nhà quản lý, các DN đầu tư khi vướng phải “rào cản” về tiêu chuẩn chất lượng, chi phí “khổng lồ” cho nghiên cứu và phát triển, cũng như mở rộng quy mô ngành. Dẫu vậy, phải “vượt khó” để tìm cơ hội, khi ngành dược đang hấp dẫn và có tiềm năng, hứa hẹn là ngành chủ lực trong tương lai gần.

Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích phát triển dược liệu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Anh Đức

Tin mới

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đối với ô tô, xe máy khi tham giam giao thông mà vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt ra sao? Sau đây là chi tiết mức phạt các lỗi trên với các tài xế vi phạm.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn
Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt đột ngột qua đời vì tai nạn

Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên
Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên

Sáng 20/4, tại sân bay Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ đâu ?
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ đâu ?

Tháng 3/2024, Trung Quốc đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón, với gần 175.000 tấn, tăng gần 44% về lượng, hơn 55% giá trị và tăng gần 8% về giá so với tháng 2/2024.

Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu
Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Út (SN 1966, quê Cà Mau; tạm trú tại TP. Vũng Tàu) để điều tra về hành vi giết người.