Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường hợp tác quốc tế lĩnh vực nhân quyền: Đối thoại bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ

Với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã tích cực tham gia, có những sáng kiến cụ thể như chủ trì các nghị quyết đề cao Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, biến đổi khí hậu và quyền con người…

Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa, khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 17/10 đã thảo luận nội dung thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, với sự tham gia đông đảo của các nước thành viên Liên hợp quốc.

Việt Nam ủng hộ việc tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Ảnh VOV.vn
Việt Nam ủng hộ việc tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Ảnh VOV.vn

Tại phiên thảo luận, các nước nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền (1948), Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (1993), đồng thời khẳng định các nguyên tắc về giá trị phổ quát, tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời của các quyền con người.

Để thúc đẩy các quyền con người, trong bối cảnh thế giới có nhiều thách thức chung như hiện nay, các nước cho rằng cần tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường đoàn kết, phối hợp hành động, hợp tác để duy trì hòa bình, thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, bảo đảm tốt hơn các quyền và nhu cầu thiết yếu của người dân.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhận định, sau 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, dù đã đạt nhiều tiến bộ về bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người, song thực tế chưa được như kỳ vọng do phải chịu các tác động của xung đột, bạo lực, bất bình đẳng, nghèo đói, biến đổi khí hậu….

Trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và khu vực.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hiệp quốc. Ảnh VOV.vn.

Theo đó, việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một yêu cầu cần thiết. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việc chính trị hóa vấn đề quyền con người và can thiệp vào công việc nội bộ sẽ không mang lại giải pháp hiệu quả.

Trong quá trình thúc đẩy quyền con người, Đại sứ cho rằng cần thúc đẩy toàn diện các quyền, trong đó ưu tiên thúc đẩy các quyền sống được trong hòa bình, quyền phát triển, quyền tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm, chống phân biệt đối xử và công bằng xã hội.

Về phần Việt Nam, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu bật chủ trương nhất quán, nỗ lực và thành tựu của đất nước trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nhấn mạnh trong gần 4 thập kỷ tiến hành Đổi mới và với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.

Với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã tích cực tham gia, có những sáng kiến cụ thể như chủ trì các nghị quyết đề cao Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, biến đổi khí hậu và quyền con người…

Các sáng kiến này của Việt Nam là sự đóng góp thiết thực và có ý nghĩa đối với công việc chung của Liên hợp quốc trên tinh thần "Tôn trọng lẫn nhau, Đối thoại và Hợp tác, Đảm bảo mọi quyền cho tất cả mọi người".

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Xúc động với hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử
Xúc động với hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Tham gia hành trình do Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân làm Trưởng đoàn có 194 đại biểu đến từ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong khối doanh nghiệp Trung ương và đại biểu từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ninh, Hải Phòng và một số cơ quan, đơn vị khác.

Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng
Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC - sàn HOSE) ghi nhận lãi 179,41 tỷ đồng trong quý I/2024 và hoàn thành 224,3% so với kế hoạch lãi 80 tỷ đồng trong năm 2024.

Khen thưởng các cá nhân có thành tích bắt giữ tàu vận chuyển dầu trái phép trên biển Cà Mau
Khen thưởng các cá nhân có thành tích bắt giữ tàu vận chuyển dầu trái phép trên biển Cà Mau

Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau vừa tổ chức công bố và trao các quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tuần tra, phát hiện và bắt giữ tàu cá vận chuyển dầu trái phép trên biển.

Dự án điện mặt trời đầy tham vọng của Ấn Độ giúp người dân tiết kiệm và có cuộc sống ổn định như thế nào?
Dự án điện mặt trời đầy tham vọng của Ấn Độ giúp người dân tiết kiệm và có cuộc sống ổn định như thế nào?

Ông Praveen Thakur, đại diện chính quyền địa phương phấn khởi thông tin, Modhera là ngôi làng đầu tiên của Ấn Độ sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Tỷ phú Mỹ Elon Musk lại bất ngờ thăm Trung Quốc
Tỷ phú Mỹ Elon Musk lại bất ngờ thăm Trung Quốc

Theo Đài CCTV, trong cuộc gặp với tỷ phú Elon Musk hôm 28/4, Thủ tướng Lý Cường tuyên bố Tesla là "ví dụ thành công về hợp tác kinh tế và thương mại Trung - Mỹ".

Bắc Ninh: Kỷ luật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở
Bắc Ninh: Kỷ luật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa tổ chức kỳ họp thứ Ba mươi hai. Đồng chí Trần Huy Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tại kỳ họp này Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy đã quyết định kỷ lật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở.