Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: “Cơ hội vàng” cho hàng nhập lậu
(TH&CL) “Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu sẽ khuyến khích nhập khẩu (NK). Bởi nó đánh vào cả hàng hóa chính ngạch khi NK, nhưng cũng là “cơ hội vàng” cho các dòng hàng nhập lậu, hàng phi thuế quan”. Đó là nhận định của ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bên lề Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2014 của Hiệp hội Bia-rượu-nước giải khát Việt Nam. Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với bia, rượu do Bộ Tài chính đề xuất đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm của ông về vấn đề này? Thứ nhất, thời điểm này, việc tăng thuế TTĐB không khác gì đưa “cú đấm” vào quá trình tái cơ cấu DN và CPH. Tôi cho rằng, việc này không đồng thuận với chủ trương CPH mà Chính phủ đề ra. Khi Thủ tướng yêu cầu CPH ở quy mô lớn, nó sẽ làm giảm nguồn thu. Tại thời điểm này, bàn câu chuyện tăng thuế phải xem xét. Thứ hai là việc tăng thuế TTĐB trong một ngành, như ngành bia có đặc điểm biên độ lợi nhuận các DN rất lệch nhau rất nhiều (có nơi chỉ 3%, có nơi 20 – 30 - 40%). Khi tăng thuế TTĐB thì DN có biên độ thấp sẽ rất khó khăn. Khi tăng thuế TTĐB ở mức đều nhau lên thì những DN yếu thế sẽ gặp bất lợi rất lớn. Cuộc chơi này dẫn tới thực tế ở Việt Nam là DN nhỏ trong ngành sẽ “nghẻo” trước, DN có biên độ lợi nhuận cao chính là DN nước ngoài rất ung dung. Khi áp dụng thuế, sau mấy năm ngành rượu bia rơi vào nhà đầu tư nước ngoài. Về việc nộp ngân sách, DN nước ngoài chuyển giá mang lợi nhuận ra nước ngoài thì tính thế nào? Vấn đề này là vô cùng quan trọng trong chính sách tài khóa mà những nhà làm chính sách phải tính kỹ. Phải xem lại lợi ích tổng thể. Biên độ sản xuất của DN trong nước hiện nay thua kém so với các nhà đầu tư nước ngoài vì họ có rất nhiều lợi thế (không loại trừ chuyển giá, trốn thuế…), do đó họ tránh được chính sách thuế của mình, còn DN trong nước không có cách gì tránh. Thứ ba, khi bàn tới việc tăng thuế TTĐB là nó sẽ khuyến khích NK. Thuế TTĐB đánh vào cả hàng hóa chính ngạch khi NK, nhưng cũng là “cơ hội vàng” cho các dòng hàng nhập lậu, hàng phi thuế quan. Chính phủ sẽ vất vả hơn rất nhiều trong việc phòng chống. Ngay như bây giờ, tình hình thuốc lá nhập lậu rất rõ ràng mà còn chưa giải quyết được, huống hồ còn nhiều kênh khác? Chính phủ lo thêm một việc khó khăn nữa. Nguồn lực bỏ ra chống lại việc đó sẽ như thế nào? Tổng ngân sách thu được có bù được chi phí chống hàng lậu trong tương lai không? Thứ tư, tăng thuế TTĐB một cách quá đột ngột sẽ tác động mạnh đến giá cả, gây sức ép buộc DN phải tăng giá để phần nào bù đắp lợi nhuận giảm đi. Nếu một loạt hàng hóa nằm trong diện chịu thuế TTĐB thì nó sẽ tác động đáng kể đến chỉ số CPI. Điều này không lớn lắm, nhưng xa hơn là trong xu thế hội nhập, nếu như Việt Nam nâng thuế TTĐB trong khi các nước trong khu vực không tăng, giả sử thế thì tự mình đưa mình vào thế bí. Ba hiệp định khá quan trọng và sát sườn với Việt Nam (liên quan tới TPP, ASEAN vào năm 2015), đúng lúc chúng ta tăng thuế TTĐB thì lợi ích, lợi thế thương mại lại rơi vào các nước xung quanh. Tự chúng ta tạo ốc đảo cho nhà đầu tư và kinh doanh trong nước. Tự nhiên Việt Nam trở thành quốc gia khó chịu trong các quốc gia dễ chịu hơn trong quá trình sản xuất, hàng hóa Thái Lan vào rất nhanh, bia Lào nữa... chứ không phải mình XK được nữa, đây là cuộc chơi dài hạn, không thể coi là cuộc chơi ngắn hạn. Như ông vừa nói, việc tăng thuế TTĐB ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu và CPH đối với DN trong ngành. Ông có thể nói rõ hơn về điều này? Chiều hướng sẽ xảy ra thì chưa nói chính xác được. Chúng ta đang hô hào CPH, bán cổ phần, lại tăng thêm 10 - 15% thuế TTĐB thì nhà đầu tư tính ngay, lợi nhuận giảm đi bao nhiêu, cổ tức kỳ vọng giảm đi bao nhiêu… Họ sẽ đưa ra giá đầu tư sẽ giảm. Việc nâng thuế này làm giảm tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong tương lai. Nếu tăng thuế TTĐB tức là hạn chế đầu tư, trong khi Chính phủ rất cần CPH, nghĩa là hạn chế giảm giá trị cổ tức, cổ phiếu nên lợi ích từ việc tăng thu ngân sách cần xem xét. Vậy với góc độ một DN, ông có kiến nghị gì? Bấy lâu nay, các cơ quan truyền thông nhận được thông tin chưa chính xác về ngành bia rượu và tiêu thụ bia rượu ở Việt Nam. Chúng tôi đang thu thập tất cả thống kê chính thức chứng minh rằng tiêu dùng bia rượu và chất có cồn ở Việt Nam rất thấp, dưới mức trung bình khá xa. Tính toán ban đầu, ở Việt Nam mới tiêu thụ 2 lít cồn/người/năm, cao hơn các nước Đạo hồi một chút, 4 lít mới là mức trung bình, nếu quy ra độ cồn tuyệt đối. Ở Đông Nam Á, nhiều nước tiêu thụ hơn mình. Với ngành hàng nhạy cảm như ngành bia rượu thì thuế TTĐB phải được coi là một chính sách vĩ mô, tài khóa và dài hạn, không nên đặt nó trong chính sách thu ngân sách ngắn hạn. Phải tiếp cận một cách tổng thể về chính sách tài khóa và phát triển bền vững của đất nước, không nên đặt nó vào chính sách tài chính ngắn hạn. Cũng không phải giải quyết 2 mục tiêu là giảm tiêu dùng và tăng thu ngân sách. Tôi cho rằng, cần một lộ trình giảm dần, đó mới là dài hạn để cứu sản xuất trong nước, tăng nguồn thu trong dài hạn. Thuế TTĐB đã có thời kỳ giảm để kích đầu tư rồi, bây giờ tăng để làm gì? Trân trọng cảm ơn ông! Hà Thu (Thực hiện)
Bài viết khác
EVNCPC trích 4,9 tỷ đồng xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh,thành năm 2025
Năm 2025, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) sẽ xây dựng 70 căn nhà, mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở an toàn và kiên cố hơn.
Tiền Giang tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Công văn số 7230/UBND-KT về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.
Long An ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa
Thông tin từ UBND tỉnh Long An, trên địa bàn tỉnh hiện có 59.672/60.000 ha lúa ứng dụng công nghệ, đạt 99,5% kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cân nhắc thêm về lùi thời điểm sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho phù hợp
Theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, hiện các nước trong khu vực cũng chưa có bước đi rõ ràng về các chính sách ưu đãi thuế trong bối cảnh “hậu thuế tối thiểu toàn cầu”, vì vậy, Ủy ban đề nghị cân nhắc thêm về lùi thời điểm sửa Luật này cho phù hợp.
Bình Định: Đấu giá khu đất xây khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu đô thị phía Tây Nam cầu Long Vân tại phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn.
Khánh Hoà kêu gọi đầu tư loạt dự án khu đô thị quy mô khủng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hoà sắp kêu gọi đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, tổng vốn đầu tư các dự án gần 33.000 tỷ đồng.
Nghệ An sắp có khu đô thị ven sông Vinh quy mô hơn 21 ha
UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 về việc giao đất (đợt 1) với gần 145.000 m² đất tại phường Vinh Tân, TP. Vinh cho liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển Trí Dương và Công ty CP Đầu tư Ecopark Hải Dương để thực hiện dự án Khu đô thị ven sông Vinh.
Thủ phủ công nghiệp phía Bắc dự kiến có thêm 2 khu đô thị du lịch sinh thái 28.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu đô thị, du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô 28.000 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thanh Hóa thu hút 17 dự án FDI
Hiện tại, Thanh Hóa có 173 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 14,9 tỷ USD. 9 tháng đầu năm 2024, địa phương thu hút 17 dự án FDI, với số vốn đăng ký là 12.432 tỷ đồng.
Giá thuê mặt bằng đường Đồng Khởi (TP. HCM) xếp hạng 14 toàn cầu
Năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm đến bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu, theo Cushman & Wakefield (NYSE: CWK). Theo báo cáo mới nhất ghi nhận giá thuê mặt bằng bán lẻ tại đường Đồng Khởi đạt 368 USD/feet vuông/năm (tương đương với 330 USD/m2/tháng), tăng 32% so với cùng kỳ trước đại dịch nhưng giảm 6% so với cùng kỳ 2023, chủ yếu là do đồng nội tệ biến động giá so với đồng USD.