Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thái Nguyên: Các địa phương lựa chọn các sản phẩm tham gia dự thi OCOP năm 2020

Hiện nay, Thái Nguyên có trên 800 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, 238 làng nghề truyền thống (trong đó có trên 200 làng nghề chè truyền thống nổi tiếng) đã tạo cho Thái Nguyên tiềm năng lớn trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với văn hóa, truyền thống.

Thúc đẩy phát huy tiềm năng,  nội lực và gia tăng giá trị

Theo đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổ chức phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá, xây dựng thương hiệu sản phẩm,.. hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu dân cư, siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính cấp tỉnh và huyện.

Nguyên Đ/ C Dương Văn Lượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2020Nguyên Đ/ C Dương Văn Lượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2020

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đảm bảo NTM phát triển bền vững.

Ông Trần Nho Hưởng, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho biết, Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP tỉnh sẽ đánh giá và xếp hạng các sản phẩm đạt chuẩn từ 3 - 4 sao và lựa chọn ra sản phẩm có thể đạt từ 5 sao trở lên để cấp Trung ương đánh giá, xếp hạng… Đây cũng là lần đầu tiên Thái Nguyên thực hiện đánh giá, xếp hạng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, do vậy công tác thực hiện phải rất chặt chẽ, các sản phẩm sau khi được đánh giá, xếp hạng khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng tin tin tưởng.

OCOP góp phần chắp cánh thương hiệu

Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 6 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã, với 180 xã, phường, thị trấn (139 xã), diện tích 352.664 ha. Dân số trên 1,2 triệu người (dân số khu vực nông thôn 796,2 nghìn người, chiếm 64,9%),... Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2020 có ít nhất 50 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương thành sản phẩm OCOP (Năm 2019, năm đầu tiên tỉnh ta có 25 sản phẩm nông nghiệp của 8 hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP).

Sản phẩm chè của HTX chè Hảo Đạt xã Tân Cương, T.P Thái NguyênSản phẩm chè của HTX chè Hảo Đạt xã Tân Cương, T.P Thái Nguyên (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 200 sản phẩm có điều kiện trở thành sản phẩm OCOP. Các hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã đăng ký sản phẩm nông nghiệp có khả năng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh như: Điểm nhấn từ trước đến nay khi nhắc đến Thái Nguyên, sản phẩm nổi lên hàng đầu đó là chè Thái Nguyên với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng nức danh trong và ngoài nước như: Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên); Chè La Bằng (Đại Từ); Chè hữu cơ Sông Cầu; Trại Cài (Đồng Hỷ); Làng nghề chè Vô Tranh - Tức Tranh (Phú Lương),… Bên cạnh các sản phẩm như miến dong của HTX miến Việt Cường (huyện Đồng Hỷ), rau an toàn của HTX rau an toàn Hùng Sơn và HTX rau an toàn xã Bình Thuận (huyện Đại Từ), tương nếp Úc Kỳ của Cơ sở sản xuất tương nếp Úc Kỳ (huyện Phú Bình), gạo Bao Thai Định Hóa của các HTX trồng lúa thuộc huyện Định Hóa...

Ban tổ chức đã phối hợp với các địa phương triển khai quy chế, điều kiện tham dự đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổ chức phát triển sản phẩm OCOP đến các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, làng nghề…Đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản  lựa chọn được các sản phẩm là thế mạnh của địa phương mình để tham dự OCOP như:

 Thành phố Sông Công đã lựa chọn một số sản phẩm có thế mạnh của địa phương để định hướng phát triển sản xuất theo mô hình OCOP. Các sản phẩm gồm: Sản phẩm chè Huy Cúc (phường Thắng Lợi); trà hữu cơ của Hợp tác xã (HTX) chè Cao Sơn, mô hình cá lăng hồ Ghềnh Chè (xã Bình Sơn); mô hình bưởi Diễn xã Tân Quang; mô hình chè xanh của HTX chè Bá Xuyên; mô hình cá thịt hồ Lúc Nác (phường Châu Sơn); mô hình sản xuất rau theo kỹ thuật công nghệ cao (phường Cải Đan); mô hình thịt lợn hữu cơ của HTX Chăn nuôi xanh (phường Lương Sơn)… Trong đó, sản phẩm trà của Công ty TNHH Huy Cúc đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019.Hiện, Thành phố đang hỗ trợ HTX chè Cao Sơn, Công ty TNHH Thúy Vân (phường Châu Sơn) hoàn thiện hồ sơ để đưa các sản phẩm trà tham gia dự thi OCOP của tỉnh.

Thành phố Sông Công đang hỗ trợ HTX chè Cao Sơn (xã Bình Sơn) hoàn thiện hồ sơ để đưa các sản phẩm trà tham gia dự thi OCOP của tỉnhThành phố Sông Công đang hỗ trợ HTX chè Cao Sơn (xã Bình Sơn) hoàn thiện hồ sơ để đưa các sản phẩm trà tham gia dự thi OCOP của tỉnh (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Huyện Đồng Hỷ đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 có sự tham gia giới thiệu trưng bày sản phẩm của 7 đơn vị. Các đơn vị tham gia đã thuyết trình, giới thiệu các sản phẩm OCOP được Hội đồng thẩm định đánh giá cao, đã có 18 sản phẩm được Hội đồng thẩm định chấm với số điểm từ 82 đến 96/100 điểm. Trong đó có 6 sản phẩm được đánh giá 5 sao gồm: Minh tâm trà của HTX chè Tuyết Hương; Chè Thịnh An đặc biệt của HTX chè Thịnh An; Trà ướp Hoa Mộc của HTX Thái Minh; Miến tỏi đen trường thọ HTX dịch vụ sản xuất miến dong Việt Cường; Miến Việt Cường tỏi đen HTX Miến Việt Cường; Trà móc câu HTX chè An toàn Nguyên Việt và 12 sản phẩm đạt 3 sao đến 4 sao. Các sản phẩm được đánh giá xếp hạng đã có nhiều cải tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hội nghị đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP huyện Đồng Hỷ năm 2020 sẽ lựa chọn các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên tham gia thi cấp tỉnh.

Việc xây dựng OCOP góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.