Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa nhân rộng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng

Hằng năm, diện tích cây trồng của Thanh Hóa đạt khoảng 391.000 ha. Việc quản lý hiệu quả dịch hại tổng hợp trên cây trồng là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế cho sản xuất và bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực hiện Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 28/07/2021 của UBND tỉnh về Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên một số cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa, mía, ngô và rau màu.

Mục tiêu là giảm bớt việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng nông sản, xây dựng và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp. Hằng năm, chi cục đã mở các lớp tập huấn về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất để người dân nắm vững các nguyên tắc, phương pháp và áp dụng có hiệu quả việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV và thu gom bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng.

Nhờ đó, nông dân được trang bị thêm kiến thức, kịp thời phát hiện và khống chế các loại dịch hại khi mới phát sinh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Theo khảo sát của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, sau thời gian triển khai chương trình hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng, nông dân trên địa bàn tỉnh đã nắm bắt được các thành phần sinh vật gây hại trên cây lúa, cây ăn quả, rau màu và các loại thiên địch trên đồng ruộng. Người dân có thể chủ động nhận diện sâu bệnh gây hại và đưa ra những giải pháp xử lý khoa học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn.

Để nâng cao hiệu quả quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng, hằng năm, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ những mô hình đã áp dụng hiệu quả để làm cơ sở nhân rộng trong Nhân dân.

Toàn tỉnh hướng tới mục tiêu đến năm 2025, có 100% xã, phường sản xuất các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu được đào tạo về quản lý dịch hại; có 80% số hộ sản xuất nông nghiệp hiểu biết và áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng; diện tích cây trồng được ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp từ 75% đến 85%...

An Nhiên

Bài liên quan

Tin mới

Hiệu ứng 'Sell in May' có đáng ngại với chứng khoán tháng 5?
Hiệu ứng 'Sell in May' có đáng ngại với chứng khoán tháng 5?

Chứng khoán trong nước duy trì xu hướng hồi phục dù bước vào tháng 5 với không nhiều thông tin hỗ trợ. Về hiệu ứng Sell in May (bán trong tháng 5), giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư không quá lo ngại, bởi kết quả kinh doanh tích cực trong quý I, tình hình kinh tế vĩ mô khởi sắc đang hỗ trợ đáng kể cho tâm lý thị trường.

Cà Mau ứng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Cà Mau ứng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính nghiên cứu ứng dụng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc
ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc

Nhiều quốc gia ASEAN đang tích cực chuyển đổi số, đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, với sự hợp tác của các tập đoàn đa quốc gia.

Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024
Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024

UBND tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”. Thời gian thực hiện từ ngày 1/6 - 30/6/2024.

Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?
Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?

Việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mê Công về ngày càng ít, đã đưa ra lời cảnh báo về nguồn cung cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đáng báo động và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này đang trở nên cấp thiết.

Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?
Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì, đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn theo Thông tư số 02 thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.