![Ảnh minh hoạ Ảnh minh hoạ](https://media.thuonghieucongluan.vn/uploads/2022/10/04/1-ok-1664887672.jpg)
Theo đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc tăng cường dạy và học tiếng dân tộc thiểu số trong trường học. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước, Hiến pháp 1946 đã quy định việc học tiếng dân tộc là một quyền của người dân tộc thiểu số: “Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình” (Điều thứ 15).
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật quy định cụ thể và chi tiết về việc dạy và học tiếng dân tộc. Nhờ vậy, một số dân tộc thiểu số có tiếng nói, chữ viết đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông, mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá nhận được Công văn số 4902/BGDĐT-GDDT ngày 29/09/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đăng ký nhu cầu mua sách giáo khoa và công tác chuẩn bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản về việc đăng ký nhu cầu mua sách giáo khoa và công tác chuẩn bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung, yêu cầu của Bộ GD&ĐT đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Thực hiện tổng hợp nhu cầu mua sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, lớp 2 trong vòng 05 năm gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 07/10/2022, đồng thời tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện và những nội dung vượt thẩm quyền.
Lê Nam