Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá tổ chức phiên giải trình về cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Ngày 30/05, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Phiên giải trình về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2021.

Toàn cảnh phiên giải trình
Toàn cảnh phiên giải trình.

Theo đó, xác định việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển một cách bền vững; trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quy định liên quan đến công tác quản lý đất đai và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, cần phải được nhận thức đúng đắn, đầy đủ.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nhằm khai thác, phát huy đầy đủ và hiệu quả việc sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hoá quyết định tổ chức phiên giải trình nhằm đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được; những khó khăn, vướng mắc; làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, thông qua phiên giải trình để UBND tỉnh và UBND các cấp tăng cường chỉ đạo, điều hành, đề ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn.

Để phiên giải trình đạt kết quả tốt, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá đề nghị các vị đại biểu nghiên cứu kỹ các báo cáo, từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, đơn vị mình, tích cực tham gia phát biểu ý kiến có chất lượng, sâu sắc, sát với yêu cầu thực tiễn, tập trung phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc tổ chức thực hiện.

Qua đó, kiến nghị, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khắc phục những hạn chế, tồn tại; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh chưa đạt yêu cầu.

Tại phiên giải trình, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá Phạm Tiến Dũng đã báo cáo về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong những năm qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai nhiều giải pháp, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành 22 văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, điều hành đối với việc cấp giấy chứng nhận; đồng thời ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra, giám sát để tháo kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp giấy chứng nhận còn những tồn tại, hạn chế như sau: Số lượng hồ sơ cần cấp giấy chứng nhận lần đầu còn tồn đọng nhiều nhưng chưa được giải quyết. Trong đó, còn 7.969/22.143 trường hợp có giấy tờ về quyển sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai (711 hồ sơ đã đề nghị nhưng chưa cấp giấy chứng nhận); còn 19.239/28.637 trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai (1.345 hồ sơ đã đề nghị nhưng chưa cấp giấy chứng nhận); còn 3.189/4.163 trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/07/2014; còn 10.656/12.830 trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền.

Việc kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, giám sát trong thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký, cấp giấy chứng nhận còn để người dân phản ánh, kiến nghị, tạo dư luận không tốt; có 6.473/269.035 hồ sơ đã giải quyết nhưng chậm so với quy định, 943/6.321 hồ sơ đang giải quyết quá hạn.

Công tác đo đạc bản đồ địa chính theo hệ tọa độ VN 2000 đối với đất khu dân cư và đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa hoàn thành, còn 90/559 xã, thị trấn đang sử dụng bản đồ hệ tọa độ khác; việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính còn hạn chế, toàn tỉnh mới có 80 xã, thị trấn thuộc 03 huyện: Triệu Sơn (34 xã, thị trấn), Yên Định (26 xã, thị trấn), Hà Trung (25 xã, thị trấn) được triển khai thực hiện.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó là: Hệ thống văn bản pháp luật đất đai nhiều, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thay đổi về chính sách, đặc biệt là việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, một số quy định về các loại giấy tờ quyền sử dụng đất, giấy tờ về việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất thực tế đang sử dụng.... chưa phù hợp với thực tế địa phương nên khó khăn khi áp dụng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai, công chức địa chính cấp xã thời gian qua luôn được quan tâm thực hiện, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nên việc tổ chức trực tiếp bị hạn chế.

Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân chưa cao, một số trường hợp cố tình vi phạm như. Tình trạng lấn chiếm đất công như đất Nhà nước quản lý, đất các công trình công cộng, đất vỉa hè trong đô thị, đất bãi bồi ven sông, ven biển; chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không xin phép hoặc chuyển nhượng bằng giấy tay không có xác nhận của chính quyền...

Một số địa phương còn buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, để xảy ra vi phạm trong thời gian dài không được phát hiện xử lý kịp thời; chưa quyết liệt trong chỉ đạo trong thực hiện rà soát, thanh tra, kiểm tra, kết luận đối với các trường hợp sai phạm để có phương án, kế hoạch, lộ trình chỉ đạo xử ly đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu còn tồn đọng chưa được giải quyết…

Tại phiên giải trình, các đại biểu đã đặt câu hỏi đề nghị Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các địa phương giải trình những vấn đề thuộc thẩm quyền như: Nguyên nhân của việc xác định nguồn gốc sử dụng đất còn những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp để cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận; nguyên nhân sai sót trong quá trình lập mặt bằng quy hoạch; nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp để cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai chưa được cấp giấy chứng nhận.

Phát biểu tại phiên giải trình, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương đã tiếp thu, làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm. Trong đó làm rõ những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc và đưa ra các giải pháp, lộ trình khắc phục; nhiều đồng chí đã nhận trách nhiệm và cam kết tiến độ cụ thể để hoàn thành.

Phát biểu kết luận phiên giải trình, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh: Sau 1/2 ngày làm việc, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, phiên họp giải trình về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh - phiên giải trình đầu tiên của Thường trực HĐND tỉnh khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Từ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm đã được chỉ ra trong phiên giải trình, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc tiếp thu và có các giải pháp hết sức khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xác định rõ lộ trình, phân công rõ trách nhiệm để khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại phiên giải trình.

Sau phiên họp giải trình, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hoá sẽ ban hành Thông báo kết luận làm cơ sở để tổ chức triển khai và giám sát kết quả thực hiện. Đề nghị UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, tinh thần là không để chậm, muộn theo thực hiện lời hứa, cam kết với cử tri và Nhân dân.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.