Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá triển khai hội nghị nghe báo cáo Đề án phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

Chiều 24/10, ông Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đề án phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đề án phát triển nuôi cá lồng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện đơn vị tư vấn soạn thảo đề án đã thuyết trình tóm tắt về các đề án.

Cụ thể, Đề án phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 bố cục 6 phần chính. Mục tiêu của đề án là phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại và bền vững, có các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi hợp lý, có năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bảo vệ môi trường sinh thái và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản, từng bước nâng cao đời sống ngư dân; gắn phát triển thủy sản với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 6,0%/năm trở lên; giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 359,0 triệu USD. Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 5,4%/năm trở lên. Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 483,0 triệu USD.

Đề án đưa ra dự báo các điều kiện tác động đến phát triển thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. Trên cơ sở đó, xây dựng 9 nhóm giải pháp, trong đó chú trọng vào các nhóm giải pháp, như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

Thanh Hóa xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng; Củng cố và phát triển của mô hình tổ đội sản xuất trên biển gắn với lực lượng dân quân biển; phối hợp thực hiện bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển…

Đối với Đề án phát triển nuôi cá lồng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được xây dựng trên quan điểm phát triển nuôi cá lồng tỉnh Thanh Hóa phù hợp với Quy hoạch tỉnh và chiến lược, chương trình, đề án phát triển ngành thủy sản theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, an toàn, bền vững môi trường và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Phát triển nuôi cá lồng trở thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa gắn với đổi mới và tổ chức lại sản xuất, xây dựng các chuỗi giá trị xuyên suốt cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm. Mục tiêu là khai thác tiềm năng và sử dụng hiệu quả mặt nước để phát triển nuôi cá lồng bè thành một ngành sản xuất hàng hóa, quy mô lớn.

Tăng quy mô sản xuất và chuyển đổi sang lồng nuôi công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng sản phẩm nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh đạt 26,9%/năm, đóng góp 6-8% sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Đề án định hướng nuôi trên 2 khu vực, gồm: Nuôi lồng, bè mặn, lợ và nuôi cá lồng nước ngọt. Trên cơ sở đó, đề án xây dựng 7 nhóm giải pháp gồm: Công nghệ lồng nuôi, con giống, kỹ thuật nuôi, chính sách hỗ trợ, chế biến và thị trường tiêu thụ...

Cho ý kiến vào các đề án này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, hoàn thiện các đề án để UBND tỉnh nghe lại trước ngày 10/11.

Các đề án cần làm rõ căn cứ xây dựng đề án, nguồn kinh phí, lộ trình thực hiện trong từng giai đoạn, cơ chế chính sách thực hiện đề án. Đối với Đề án phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần lưu ý xây dựng giải pháp cụ thể nâng cao đời sống để người dân bám biển, gắn bó với nghề, phát triển nghề bền vững.

Đảm bảo khi đề án được triển khai đạt hiệu quả về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, hiệu quả về môi trường, xã hội. Đối với Đề án phát triển nuôi cá lồng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cần xác định rõ địa điểm nuôi cá lồng theo quy hoạch. Đồng thời, Thanh Hóa xây dựng phương pháp nuôi cụ thể đối với từng hệ thống sông, hồ; lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp cho từng môi trường nuôi.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.