Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: 'Trong sắp xếp bộ máy, cán bộ phải chấp nhận điều chuyển'

Đó là ý kiến của ông Lại Thế Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc bố trí Bí thư, Chủ tịch xã khi triển khai Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 653 của UBTV Quốc hội, đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng các thị trấn theo hướng sáp nhập với đơn vị hành chính cấp xã liền kề theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII.

Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã: Câu chuyện không hề đơn giản!

Theo đó, Thanh Hóa đã xây dựng đề án tổng thể sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn và điều chỉnh địa giới hành chính 3 xã thành 67 xã, phường, thị trấn; thành lập 1 thị trấn mới. Toàn tỉnh sẽ giảm từ 635 đơn vị xuống còn 559 đơn vị (giảm 76 đơn vị).

Ngày 10/7, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 186/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thanh Hóa. Về lộ trình, phấn đấu đến ngày 1/12/2019 sẽ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính mới, sớm ổn định tổ chức để tiến tới tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Triển khai xây dựng đề án, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các địa phương quan tâm đến 7 vấn đề cơ bản, trong đó lưu ý làm thật tốt công tác tư tưởng; xây dựng phương án đặt tên đơn vị hành chính mới đảm bảo tính lịch sử, tương đồng với tên gọi của các xã trong địa bàn; sử dụng hợp lý, hiệu quả công sở và cơ sở vật chất hiện có. Như sắp xếp lại trạm y tế theo hướng giảm đầu mối nhưng trước mắt vẫn sử dụng các trạm y tế cũ để tạo thuận lợi cho nhân dân trong khám, chữa bệnh.

Đối với các trường học, tinh thần chung là giữ ổn định để không làm xáo trộn việc học tập của các cháu, đồng thời phải quy hoạch lại khu văn phòng, trường lớp để có hướng đầu tư đáp ứng yêu cầu quản lý và sinh hoạt của nhân dân.

Một góc của Thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn- Một trong những địa phương thuộc diện phải sắp xếp lại đơn vị hành chínhMột góc của Thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn- Một trong những địa phương thuộc diện phải sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí và chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương cấp mới, làm lại giấy tờ cho nhân dân các xã chịu tác động bởi sáp nhập đơn vị hành chính.

Sắp xếp cán bộ: Bài toán khó nhưng luôn cần lời giải thỏa đáng!

Xác định công tác nhân sự là việc khó, nếu làm không khéo dễ gây tâm tư, còn nếu nể nang thì dễ là phép cộng cơ học, không đáp ứng được yêu cầu tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Nên ngay sau khi tiếp thu chủ trương từ tỉnh, các địa phương đã tích cực tuyên truyền, gặp gỡ, nắm bắt nguyện vọng của từng cán bộ để họ yên tâm làm việc.

Đồng thời, tiến hành rà soát chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của từng cán bộ để lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là những cán bộ giữ chức danh đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, hơn 1300 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sáp nhập. Theo giải pháp của tỉnh, số cán bộ, công chức trên sẽ bố trí theo các hướng: Điều động, luân chuyển đến các đơn vị hành chính cấp xã còn thiếu; tiếp nhận, bố trí làm công chức cấp xã; tuyển dụng làm công chức cấp huyện; tuyển dụng làm viên chức ở đơn vị sự nghiệp; nghỉ hưu theo quy định; thực hiện tinh giản...

Nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ việc, HĐND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ, thời gian thực hiện từ 1/8/2019-31/12/2021.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp cấp huyện, xã là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Đây là việc khó nên trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Thanh Hóa xác định phải thận trọng, khách quan, có lộ trình cụ thể, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội.

Để giải bài toán “xếp ghế” lãnh đạo sau khi sáp nhập, ông Lại Thế Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, về việc bố trí Bí thư, Chủ tịch xã, tỉnh có 2 phương án sắp xếp. Cụ thể, sau khi sáp nhập mà không bố trí được chức vụ tương đương thì cho phép bố trí làm Chủ tịch HĐND chuyên trách ở xã mới đến tháng 4/2020 thì phải bố trí lại. Phương án thứ 2 là bố trí cán bộ làm Phó Bí thư Đảng ủy xã khác, đến trước đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Đối với cán bộ cấp phó, trong trường hợp không bố trí được việc khác thì được giữ nguyên số lượng cấp phó của các xã sáp nhập gồm Phó Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch HĐND. Về chức danh Phó Bí thư Đảng ủy của 2-3 xã nhập vẫn còn đủ tuổi tái cử ở nhiệm kỳ sau, có năng lực, đủ điều kiện tiêu chuẩn mà không thể bố trí được ở xã mới thì có thể điều chuyển làm Phó Bí thư tăng thêm ở một xã khác đến tháng 4/2020, thời điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 là phải bố trí lại.

Đối với các ban đoàn thể, sẽ bố trí 1 người làm trưởng, 2 người còn lại đủ điều kiện sẽ vận động họ làm Phó đoàn thể nhưng được giữ nguyên lương như cấp trưởng và chờ đến Đại hội sẽ bố trí, sắp xếp lại.

Để thực hiện tốt việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư, từ 1 năm trước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các địa phương tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm, tuyển dụng các chức danh lãnh đạo, quản lý, nên hiện nay cơ bản nhiều xã đang khuyết chức danh Chủ tịch, Bí thư. Do đó, việc bố trí, sắp xếp cán bộ vào những “ghế trống” sau khi sáp nhập xã ở sẽ rất thuận lợi.

Công tác sắp xếp nhân sự lựa chọn người đứng đầu và bố trí, sắp xếp cán bộ dôi dư đối với các xã sáp nhập ở Thanh Hóa sẽ phải trải qua một quy trình chặt chẽ, dân chủ, minh bạch để lựa chọn, bố trí con người đúng phẩm chất, năng lực và được tín nhiệm cao với một tinh thần khách quan, vô tư, công tâm. Với sự chủ động đi trước đón đầu, nên một công tác có thể nói là nan giải, khó khăn nhất trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ được tỉnh Thanh Hóa giải quyết một cách hợp lý, thuận lợi.   

                                                                                         Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.