Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thành phố Huế 2022: Phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình mới

Với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, năm 2022, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm khôi phục, phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị…, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định (mặc áo trắng thứ tư bên phải) thăm Đình làng Bồi Thành, phường Vỹ Dạ
Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định (mặc áo trắng thứ tư bên phải) thăm Đình làng Bồi Thành, phường Vỹ Dạ.

 Những dấu ấn nổi bật

Năm 2021 đầy khó khăn, thử thách, do đại dịch Covid-19, nhưng nhiều chỉ tiêu của TP. Huế đều đạt và vượt so kế hoạch đề ra. Trong đó, đã thực hiện đạt và vượt 8/13 chỉ tiêu, nổi bật là thu ngân sách đạt 143% so dự toán; xuất khẩu tăng trưởng cao, tổng trị giá ước đạt 158 triệu USD (kể cả xuất khẩu tại chỗ)...

Dấu ấn quan trọng nhất đó là ngày 01/07/2021, thực hiện NQ số 1264/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế có hiệu lực.

Theo đó, TP. Huế mới có diện tích tự nhiên hơn 265 km2, mở rộng gấp 4 lần; quy mô dân số trên 652.570 người, gấp 2 lần so trước đây; có 36 đơn vị hành chính, gồm 29 phường và 7 xã. Thành phố trong hình hài mới - trải dài từ đồi núi thượng nguồn sông Hương, vượt qua phá Tam Giang cho đến tận cửa biển Thuận An.

TP Huế mới kéo dài từ thượng nguồn sông Hương đến biển
TP. Huế mới kéo dài từ thượng nguồn sông Hương đến biển.

 Trong tầm vóc mới, TP. Huế có những lợi thế mới như kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và những hình thái kinh tế mới,giúp thành phố có thêm không gian phát triển đô thị; nhưng đồng thời cũng đối diện với những thách thức không nhỏ từ việc ổn định bộ máy, đồng bộ hạ tầng đô thị cho đến thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền. Vì vậy, thành phố cần phải tập trung mọi nguồn lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát huy vai trò đầu tàu, thúc đẩy phát triển KT-XH toàn tỉnh. 

Chủ tịch UBND thành phố Võ Lê Nhật cho biết: “Thành phố đã có những phương án đầu tư hạ tầng phù hợp, trong thời gian tới,bộ mặt đô thị Huế sẽ khang trang, chỉn chu và trọn vẹn hơn, môi trường xanh – sạch – sáng hơn. Tôi nghĩ rằng, với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của Nhân dân, năm 2022, thành phố sẽ tiếp tục phát triển toàn diện, tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có”.

Một điểm nhấn đáng chú ý khác trong năm 2021 đó là hoàn thành giai đoạn 1, dự án di dân lịch sử. Hơn 3.100 hộ dân thuộc khu vực di tích Thượng Thành, Eo Bầu, hộ Thành Hào, tuyến Phòng Lộ đã được di dời. 85% số tiền với gần 1.100 tỷ đồng đã được giải ngân. 8 dự án hạ tầng kỹ thuật lớn đã được hoàn thành, diện tích xây dựng 63,16 ha với 2.700 lô đất. Hệ thống đường giao thông thoáng rộng, hiện đại. Những ngôi nhà được xây dựng, tuân theo thiết kế mẫu với từng tuyến phố, hướng đến hình thành các khu tái định cư xanh, sạch, sáng, kiểu mẫu của thành phố…

Đó là những con số ấn tượng trong 03 năm (2019-2021) mà các ban, ngành, đơn vị của thành phố đã tích cực triển khai trong giai đoạn 1 của dự án “Di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế”.

Giai đoạn 2 (2022 – 2025) của dự án, sẽ có 1.954 hộ dân tiếp tục được di dời; tổng kinh phí là 1.760 tỷ đồng. Các đơn vị thi công đang đẩy mạnh triển khai xây dựng hạ tầng các khu tái định cư 8,9,10, phường Hương Sơ, để kịp thời tạo nguồn quỹ đất cấp cho các hộ dân thuộc diện di dời giai đoạn 2.

Đẩy mạnh phát triển KT-XH

Năm 2022, với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, TP. Huế nỗ lực khôi phục, phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tư nhân.

ông Võ Lê Nhật, chủ tịch UBND TP Huế (mặc áo trắng) thăm một điểm phòng chống dịch Covid- 19
ông Võ Lê Nhật, chủ tịch UBND TP. Huế (mặc áo trắng) thăm một điểm phòng chống dịch Covid- 19.

 Mặt khác, tiếp tục đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị kết hợp phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, văn minh, thân thiện môi trường; đẩy mạnh chuyển đổi - phát triển kinh tế số, hoàn thiện chính quyền điện tử, đô thị thông minh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính...

Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.850 USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố tăng 12%, hỗ trợ giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động...

Để đạt được các mục tiêu trên, thành phố quyết tâm thực hiện 6 chương trình và 8 dự án trọng điểm, bao gồm: Chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; đưa 3 xã Phú Dương, Phú Mậu và Thủy Bằng thành 3 phường; phát triển du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển kinh tế tư nhân; chương trình di dời các hộ dân trong khu vực I kinh thành Huế; đầu tư kết nối hạ tầng với khu vực TP. Huế mở rộng...  

Theo Chủ tịch UBND thành phố Võ Lê Nhật: Năm 2022, tập trung phát triển kinh tế gắn với du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển theo các lĩnh vực kinh tế đêm gắn với ngày, kinh tế biển - đầm phá, kinh tế nông nghiệp; thực hiện hiệu quả Đề án phố đêm Hoàng Thành; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu.

Ngoài ra, thành phố thực hiện các chính sách hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển các DNNVV, công nghiệp sạch, đổi mới thiết bị công nghệ để sản xuất hàng hóa có sản phẩm chủ lực, chất lượng; hình thành khu vực sản xuất rau củ quả, sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Một góc TP Huế
Một góc TP. Huế.

Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực hiện tốt NQ 05 của Thành ủy Huế về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Trong đó, gắn văn hóa Huế với phát triển du lịch; quan tâm việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đình làng, nhà rường, nhà lưu niệm...

Thành phố triển khai thực hiện đảm bảo các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo NQ số 68 của Chính phủ, đảm bảo đời sống và sức khỏe Nhân dân trên địa bàn...

                                                                                                                                            Thái Hùng- Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.