Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh tra tỉnh “hành” doanh nghiệp?

Từ hợp đồng mua bán đấu giá gỗ rừng trồng thông thường giữa Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp Tấn Lộc, (XNTL) (504, đường Nguyễn Tất Thành, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) với Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế “hình sự hóa”. Qua nhiều cấp xét xử, cuối cùng Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng đã xử phiên phúc thẩm và ra bản án số 07/2017/HC-PT ngày 4/12/2017 tuyên Thanh tra Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế (TTNN TTH) thua kiện, phải thu hồi các văn bản đã “phán” sai về XNTL. Thế nhưng mấy năm qua, ông Nguyễn Văn Lộc- Giám đốc XNTL chạy đôn đáo mong được thi hành án, trả lại tiền và bồi thường thiệt hại cho mình nhưng Thanh tra nhà nước Thừa Thiên Huế vẫn làm ngơ.

Thanh tra tỉnh “hành” doanh nghiệp? - Hình 1

            Ông Nguyễn Văn Lộc- GĐ DNTN Xí nghiệp Tấn Lộc 

Hình sự hóa quan hệ dân sự

Theo hồ sơ vụ án, ngày 5.9.2008, BQLRPH A Lưới và XNTL ký hợp đồng số 08/HĐKT mua bán 183,7ha rừng thông và keo tại xã Hương Phong và Phú Vinh (huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế). Tổng giá trị hợp đồng là 4.063 triệu đồng, bên B trả trước số tiền 1.210 triệu đồng.

Tháng 12/2009, XNTL mới khai thác được 63,6ha rừng thì DN gặp khó khăn nên làm tờ trình xin trả lại 120,1ha rừng chưa khai thác. Được sự cho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 10.3.2010, hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng mua bán nói trên. Tại điểm 4 của biên bản thanh lý hợp đồng ghi rõ “Đến ngày thanh lý bên B đang còn số tiền đặt cọc ở tài khoản số tiền gửi của bên A là 642.723.000 đồng”.

Mặc dầu số diện tích rừng do XNTL trả lại đã được BQLRPH A Lưới bán cho DN khác nhưng tiền đặt cọc còn thừa 642.723.000 đồng cộng với tiền lãi 68.668.000 đồng đáng lẽ phải trả lại cho XNTL thì ngày 5.8.2011, Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng có dấu hiệu hình sự nên ra 2 quyết định liên tiếp số 691/QĐ-TTr và số 851/QĐ-TTr tạm giữ số tiền 642.723.000 đồng (tiền gốc) và 68.668.000 đồng (tiền lãi) của XNTL đang có ở tài khoản của BQLRPH A Lưới.

Mặc dầu Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn số 395/PC46/D3 ngày 29/5/2014 xác định “Cơ quan CSĐT CA tỉnh Thừa Thiên Huế có tiếp nhận hồ sơ về vụ việc liên quan đến HĐKT số 08/HĐKT ngày 5/9/2008 về việc khai thác 183ha rừng trồng tại BQLRPH A Lưới do Thanh Tra tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển. Cơ quan CSĐT đã tổ chức điều tra theo thẩm quyền, kết quả xác định không có tội phạm và đã ra QĐ không khởi tố vụ án hình sự về hành vi lừa đảo của ông Nguyễn Văn Lộc trong quá trình thực hiện hợp đồng nói trên…”. Thế nhưng ngày 23.12.2015, Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế không dừng lại mà tiếp tục ra quyết định số 926/QĐ-TTr từ tạm giữ sang thu hồi toàn bộ số tiền 711.390.000 đồng, bao gồm khoản tiền gốc và tiền lãi nói trên của XNTL nộp vào ngân sách nhà nước.

Qua nhiều lần khiếu nại đòi lại tiền không thành, ông Lộc- giám đốc XNTL đã khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Thừa Thiên Huế hủy các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh.

Tại bản án số 13/2017/HC-ST ngày 25.9.2017, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, hợp đồng số 08/HĐKT ngày 5.9.2008 giữa BQLRPH A Lưới với XNTL là hợp đồng dân sự. Do đó, việc Chánh Thanh tra tỉnh ban hành quyết định 926/QĐ-TTr thu hồi số tiền 711.391.000 đồng của XNTL là không đúng thẩm quyền. Quyết định này cũng không đúng quy định của Luật Thanh tra và Nghị định 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ do XNTL không vi phạm pháp luật và không phải là đối tượng thanh tra.

Thanh tra tỉnh “hành” doanh nghiệp? - Hình 2

                                   Bản án số 07/2017/HC-PT của TAND cấp cao tại Đà Nẵng

Không đồng tình với án tuyên của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chánh Thanh tra tỉnh kháng cáo. Ngày 4.12.2017 TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã xét xử phúc thẩm và kết quả đã bác đơn kháng cáo của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế, giữ nguyên quyết định của bản án hành chính sơ thẩm 13/2017/HC-ST ngày 25.9.2017 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

… tiếp tục “hành” doanh nghiệp

Sau khi có phán quyết của Tòa án cấp cao, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất nhanh chóng ra quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 9/2/2018 “hoàn trả kinh phí”. Nội dung ghi rõ: Trích ngân sách tỉnh số tiền 711.391.000 đồng hoàn trả cho BQLRPH A Lưới để xử lý theo qui định của pháp luật

Thanh tra tỉnh “hành” doanh nghiệp? - Hình 3

Còn XNTL, ngày 26.3.2018 thì có đơn gửi TTNN TTH đề nghị cơ quan này bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Theo đó, tổng chi phí mà TTNN TTH phải bồi thường cho XNTL là 6.582.674.000 đồng (bao gồm: 711.391.000 đồng bị thu giữ theo quyết định 926 /QĐ-TTr; 948.521.333 đồng tiền lãi phát sinh tính đến ngày 26.3.2018; 195.000.000 đồng chi phí thuê luật sư, đi lại khiếu nại, tham gia tố tụng; 4.727.762.000 đồng tiền thu nhập thực tế của doanh nghiệp bị mất hoặc bị giảm sút do các quyết định không đúng pháp luật của Thanh tra tỉnh).

Trả lời về việc bồi thường, ngày 18/4/2018, TTNN TTH đã có công văn số 305/TTr- VP do chánh thanh tra Hồ Bê ký cho rằng “Yêu cầu bồi thường của ông không đáp ứng đầy đủ theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước”

Thanh tra tỉnh “hành” doanh nghiệp? - Hình 4

Như vậy, bản án đến thời điểm này lại đi vào ngõ cụt. Tiền TTNN TTH thu giữ của XNTL là 711.391.000 đồng không được trả lại cho XNTL mà lại trả cho BQLRPH A Lưới. Đồng thời những chi phí phát sinh mà XNTL phải gánh chịu do thanh tra làm sai khi hình sự hóa quan hệ dân sự mấy năm qua thì bị từ chối bồi thường.

Trao đổi với PV báo Thương hiệu& Công luận sáng 18/4/2019, ông Ông Văn Thân- Giám đốc BQLRPH A Lưới cho biết. Do quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không nói thẳng là “trả cho XNTL” mà ghi “Xử lý theo qui định của pháp luật”. BQL chúng tôi đã tham khảo ý kiến nhiều nơi nhưng không biết “xử lý theo pháp luật là xử lý như thế nào mà trả cho XNTL cũng không được. Chúng tôi đang thuê một Công ty Luật tư vấn với mức giá 20 triệu đồng nhưng đã nhiều tháng rồi, công ty Luật này vẫn chưa trả lời được.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, khoản kinh phí 20 triệu đồng này sẽ lấy từ đâu để thanh toán. Ông Văn Thân cho biết, “sẽ xin ngân sách từ Sở NN&PTNT, nếu Sở không cho thì tôi phải bỏ tiền túi ra tự thanh toán” vì giữ tiền cũng không xong mà trả thì cũng không biết phải làm thế nào…

Trả lời câu hỏi về vụ việc này của báo Thương hiệu& Công luận, tại Thông cáo báo chí ngày 12/4, văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: Trường hợp Doanh nghiệp Tấn Lộc không đồng ý với văn bản trả lời về đơn yêu cầu bồi thường của Thanh tra tỉnh thì Doanh nghiệp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo qui định của pháp luật.

Thanh tra tỉnh “hành” doanh nghiệp? - Hình 5

                                            Đơn yêu cầu bồi thường của XNTL

Nhận tiền cũng không được, bồi thường cũng không xong, ngay tại quyết định “buộc thi hành án hành chính” số 2533/2018/QĐ-THA ngày 4.9.2018, Chánh án TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế phải tiến hành các thủ tục thu hồi 2 quyết định trái pháp luật nói trên, ngoài ra còn yêu cầu lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật. Thế nhưng việc xử lý này gần một năm trôi qua cũng đang bị rơi vào im lặng.

XNTL vì bị Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế hình sự hóa nên đang rất khó khăn, có nguy cơ phá sản. Dù XNTL được Tòa án tuyên thắng nhưng thực tế vẫn đang xoay chạy như “đèn cù” vì những văn bản không rõ ràng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngay BQLRPH A Lưới cũng phải thuê Luật sư tư vấn… Không biết những kiểu hành DN như vậy bao giờ kết thúc?

                                                                                         Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.