Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thất thoát nguồn thu trong hoạt động khai khoáng

Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực quan trọng

Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tuy nhiên, chính sách quản lý hiện tại chưa khuyến khích các doanh nghiệp (DN) khai thác khoáng sản một cách tiết kiệm và hiệu quả, trong khi hệ thống quản lý tài chính về khoáng sản còn nhiều lỗ hổng đã tạo ra kẽ hở cho DN “ lách luật” gây thất thoát nguồn thu ngân sách.

Còn nhiều lỗ hổng…

Theo Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà, Điều 53, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “ Tài nguyên khoáng sản là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý và làm đại diện chủ sở hữu”. Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng hiệu quả để phát huy tối đa nguồn lực từ khoáng sản luôn được quan tâm. Tuy vậy, sau 14 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 1996, công tác quản lý khoáng sản vẫn còn những hạn chế nhất định như: DN chưa chú trọng đầu tư công nghệ, thiết bị để thu hồi tối đa, sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản; tổn thất khoáng sản còn lớn, sản lượng khai thác thực tế hàng năm khó kiểm soát.

Là cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về tài nguyên môi trường, ông Đào Trọng Hưng,  Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, hiện nay cơ quan quản lý vẫn chưa thống nhất điểm thu thuế, nguồn thu thuế tài nguyên. Thí dụ, một DN khai thác than ở Quảng Ninh hay khai thác đá ở Phú Yên nhưng trụ sở DN lại đóng ở Hà Nội nên DN này sẽ phải nộp thuế ở Hà Nội, thành ra địa phương nơi công ty trực tiếp khai thác không quản lý được các khoản thuế này. Thay vào đó, để làm “ hài lòng” địa phương, các DN trích ra một số chi phí khác để đóng cho địa phương. Chính việc không thống nhất các khoản thu này đã gây khó khăn cho DN trong hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh, đồng thời làm giảm hiệu quả sử dụng thuế, phí vào các mục đích chính thống. Thí dụ khác, một công ty liên doanh đóng tại Việt Nam dùng các công ty vệ tinh để làm sản phẩm. Các công ty vệ tinh ấy chỉ phải nộp thuế tài nguyên với mức nội bộ nhưng sản phẩm của họ lại được đưa vào công ty liên doanh và xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy, công ty liên doanh này đã “ né” được một khoản thuế lớn…

Cũng chung quan điểm này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc quản lý tài nguyên khoáng sản hiện nay có vẻ như đang “ xem nhẹ” khâu đánh giá, bởi qua nhiều thông tin, Bộ TN & MT và các cơ quan đều biết DN cắt nhỏ các mỏ ra để phân quyền khai thác. Có tỉnh đã cấp đến 200 giấy phép. Điều đáng nghi ngại hơn là thu ngân sách không đủ để nuôi bộ máy chính quyền và không bảo đảm trang trải chi phí hành chính và cơ sở hạ tầng. Thậm chí, có quy định khai thác mỏ phải đem lại lợi ích cho người dân nhưng ngược lại, khai thác mỏ lại đang tàn phá môi trường. Hơn nữa, việc khai thác mỏ theo cơ chế tự khai, tự thu đang được áp dụng trong thời gian qua cũng không thích hợp. Điều này khiến nhiều công ty khai thác lãi và rất lãi, song cũng có công ty lỗ rất nhiều.

Đánh giá về hoạt động khai khoáng, Chủ Tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, trong những năm gần đây, ngành dầu khí và khai thác khoáng sản phát triển nhanh, đóng góp khoảng 25% tổng thu NSNN và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu mới đây của VCCI và các thành viên trong Liên minh khoáng sản, mức đóng góp này chưa tương xứng chi phí đầu tư, sản lượng khai thác và  tổn thất môi trường.

Thiếu cơ chế quản lý bảo đảm công khai

Tổng Cục trưởng Địa chất – Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Văn Thuấn cho biết, hoạt động cấp phép thăm dò, khai thác hiện nay chủ yếu thông qua cơ chế xin- cho, khoáng sản khai thác chưa được chế biến sâu, giá trị không cao. Do đó, cần đổi mới chính sách để tăng hiệu quả thu NSNN trong khai thác khoáng sản. Các tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện vốn, công nghệ, kinh nghiệm theo quy định mới được tham gia đấu giá, hoặc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có giá trị khá lớn, nhiều mỏ tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Số tiền này phải được xác định bằng chữ lượng khoáng sản còn nằm trong lòng đất, như vậy sẽ thúc đẩy DN phải khai thác triệt để tài nguyên, không làm nảy sinh tình trạng dễ làm khó bỏ hay buôn bán giấy phép khai thác khoáng sản. Điều này cũng loại trừ tình trạng “ôm mỏ” rất phổ biến trước đây, bởi DN phải tính toán để đề nghị cấp phép phần trữ lượng phù hợp công suất và thời gian khai thác. Ngoài ra, phải đề nghị lập, quản lý, lưu giữ bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khai thác và thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản để báo cáo cơ quan nhà nước. Trường hợp không chấp hành, hoặc chấp hành không đầy đủ sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, để thực hiện việc này hiệu quả phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với cơ quan quản lý tài nguyên.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, trước những vẫn đề đầu tư công thiếu hiệu quả, khủng hoảng ngân hàng và suy thoái kinh tế toàn cầu. áp lực của các cơ quan tài chính về việc bảo đảm kế hoạch thu NSNN cũng trở lên lớn hơn. Vì vậy, Việt Nam cần cân nhắc xây dựng những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ hơn về cải thiện hệ thống quản lý tài chính, giảm rủi ro trốn thuế, thất thu và nâng cao hiệu quả đóng góp từ lĩnh vực khai thác tài nguyên.

Ở góc độ cơ quan quản lý tài chính, Ông Lê Quang Thuận, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho biết, so một số nước, mức thuế suất thuế tài nguyên ở Việt Nam là cao, nhưng tỷ trọng thu NSNN vẫn còn thấp, trong khi giá tính thuế chưa hợp lý và quản lý sản lượng khai thác chưa chặt chẽ. Thêm vào đó, hiện nay, cơ chế quản lý thu liên quan tài nguyên vẫn là tự khai, tự nộp, thiếu công khai, minh bạch, nên việc thất thoát tài nguyên, nguồn thu là vấn đề rất đáng lo ngại. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường công khai, minh bạch các số liệu như: Trữ lượng, tổng sản lượng khai thác, tổng lượng xuất khẩu, giá trị tương ứng và cần phải dành một tỷ lệ nhất định cho các thế hệ tương lai.

Về phía Bộ TN&MT, Thứ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, phát huy vai trò quan trọng của loại tài sản này cho phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian tới, các cơ quan chuyên ngành cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý đến việc thực thi của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Các cơ quan chuyên ngành về địa chất khoáng sản, thuế cần phải học hỏi kinh nghiệm quản trị tài nguyên khoáng sản của các nước trên thế giới và khu vực, tìm hiểu các công cụ quản trị hiệu quả để áp dụng ở Việt Nam, nhằm quản trị tốt hơn nguồn tài nguyên khoáng sản.

Theo Thời nay

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/5 của các công ty chứng khoán.

Hội nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 – 2028
Hội nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Ngày 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng chí Nguyễn Anh Tuân, Chủ tịch LĐLĐ thành phố chủ trì Hội nghị.

Thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Hướng tới Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, bằng việc làm, hành động cụ thể, đoàn viên thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng xây dựng và thực hiện phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. 

Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024 thu hút rất đông nghệ nhân các tỉnh, thành phố tham gia
Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024 thu hút rất đông nghệ nhân các tỉnh, thành phố tham gia

Ngày 12/5, tại vườn hoa Tố Hữu, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng diễn ra Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Nam Giang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.

Quảng Ninh: Sập lò khai thác than, 3 người thiệt mạng
Quảng Ninh: Sập lò khai thác than, 3 người thiệt mạng

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tại tại Công ty than Quang Hanh - TKV (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) khiến 3 người tử vong và 1 người bị thương.

Carlsberg Việt Nam nhà “tài trợ bạch kim” Festival 2024
Carlsberg Việt Nam nhà “tài trợ bạch kim” Festival 2024

Ngày 13/5, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam – Nhãn hàng bia Huda tiến hành ký hợp đồng tài trợ với danh vị “Nhà tài trợ Bạch kim”, trị giá 8 tỷ đồng - danh vị cao nhất dành cho các Nhà tài trợ Festival Huế.