Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thể hiện tình cảm, thành kính tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng hành động

Đây là cuộc họp thứ tư của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong vòng 6 tháng qua để thúc đẩy triển khai công trình đường dây 500 kV mạch 3. Thủ tướng Chính phủ cũng nhiều lần trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng thi công trên công trường.

Chiều 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình triển khai thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Truyền tải điện (EVNNPT). Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến trụ sở UBND 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Đây là cuộc họp thứ tư của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong vòng 6 tháng qua để thúc đẩy triển khai công trình đường dây 500 kV mạch 3. Thủ tướng Chính phủ cũng nhiều lần trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng thi công trên công trường.

Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin về công tác chuẩn bị lễ Quốc tang và cùng các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân.

Trước đó, tại Công điện số 71/CĐ-TTg, ngày 21/7/2024, trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, biến đau thương thành hành động, thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối dài khoảng 519 km, đi qua 9 tỉnh, có tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng, khởi công tháng 1/2024.

Theo báo cáo của EVN, đến nay, việc bàn giao toàn bộ vị trí móng cột (1177/1177 vị trí) và hành lang tuyến (513/513 khoảng néo) đã hoàn thành. Đã hoàn thành việc xây dựng các trạm biến áp và đúc móng cho toàn bộ 1177/1177 vị trí. Hoàn thành lắp dựng 1029/1177 vị trí cột, đang lắp dựng 148/1177 vị trí cột còn lại. Việc thi công và đóng điện dự án 500 kV Nam Định 1- Thanh Hoá đã hoàn thành vào cuối tháng 6 vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Trong khi đó, đường dây 500 kV dài 519 km gồm 2 mạch với 24 dây (gấp đôi các đường dây 500 kV mạch đơn), thi công trên địa hình đồi núi hiểm trở, trung bình mỗi cột nặng 100 tấn, cột nặng nhất tới 426 tấn…

Thủ tướng chỉ rõ 6 bài học kinh nghiệm quý báu để triển khai tiếp công việc của dự án này và làm các công trình khác - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chỉ rõ 6 bài học kinh nghiệm quý báu để triển khai tiếp công việc của dự án này và làm các công trình khác. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng đánh giá, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", làm việc xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ, đến nay, đã cơ bản hoàn thành các công việc quan trọng như xây dựng xong các trạm biến áp, hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến, cung cấp đầy đủ các thiết bị vật tư để dựng cột, kéo dây.

Thủ tướng cũng cho rằng, với việc triển khai dự án này, hình ảnh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và những người thợ điện có những thay đổi theo hướng tích cực đối với người dân.

Nhấn mạnh "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", Thủ tướng chỉ rõ 6 bài học kinh nghiệm quý báu để triển khai tiếp công việc của dự án này và làm các công trình khác.

Thứ nhất, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, khoa học, bài bản và tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, động viên, chia sẻ, không để ban quản lý dự án, nhà thầu, công nhân kỹ sư cô đơn trên công trường; phân công công việc rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó.

Đường dây 500 kV mạch 3. Ảnh VGP/Toàn Thắng
Đường dây 500 kV mạch 3. Ảnh VGP/Toàn Thắng

Thứ hai, huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị, nguồn lực tại chỗ ở các địa phương cho các công trình lớn, trọng điểm quốc gia, theo đúng tinh thần "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn.

Thứ ba, làm tốt công tác dân vận, vận động người dân tự nguyện nhường mặt bằng cho dự án, không xảy ra khiếu kiện, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

Thứ tư, sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của EVN, EVNNPT, các ban quản lý dự án, các nhà thầu, các doanh nghiệp; các nhà thầu chính phải hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện để doanh nghiệp địa phương nâng cao năng lực, trưởng thành.

Thứ năm, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, các lực lượng, các cấp, các ngành.

Thứ sáu, phải tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi, hăng say lao động trên công trường.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phát huy những bài học kinh nghiệm này để làm nốt phần việc còn lại với trách nhiệm cao nhất, phấn đấu hoàn thành công trình trong dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 sắp tới, đồng thời thể hiện tình cảm, thành kính tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo Thủ tướng, phần công việc còn lại không nhiều như những việc đã làm nhưng rất khó khăn, thách thức do thi công ở những nơi có địa hình hiểm trở, thời tiết vẫn diễn biến xấu, phức tạp. Mặt khác, Thủ tướng lưu ý vấn đề đặt ra là tất cả các lực lượng cùng vào cuộc, tập trung vào một số địa điểm thì càng phải tổ chức công việc một cách khoa học, không chồng chéo để đạt hiệu quả cao nhất.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN, EVNNPT xây dựng lại đường găng tiến độ theo mục tiêu mới, tổ chức phân công công việc thật khoa học, rõ ràng, hiệp đồng chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng, các cấp, các ngành trên công trường, thúc đẩy thi công dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh, an toàn lao động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Đồng thời, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức với tinh thần "bàn làm, không bàn lùi", "khó đến mấy cũng phải làm"; tiếp tục tuyên truyền, tạo khí thế, động lực, cảm hứng, niềm tin lan tỏa trong cả nước, nhất là với các công trình, dự án trọng điểm; cùng với tổ chức thi công, làm công tác hoàn nguyên, vệ sinh môi trường, chuẩn bị cho nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; đã hiệu quả càng hiệu quả hơn nữa", "thần tốc, thần tốc hơn nữa", với tinh thần, trách nhiệm cao nhất hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trong đó, các đơn vị đẩy mạnh thi công công trình với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương". Các địa phương huy động lực lượng tại chỗ chăm lo về lương thực, thực phẩm, nơi ăn, nghỉ, bảo đảm sức khỏe cho bên thi công. Các tổ chức chính trị xã hội như thanh niên, phụ nữ… cùng lực lượng quân đội, công an hỗ trợ đơn vị thi công trong vận chuyển vật liệu, xây dựng lán trại, hoàn nguyên, vệ sinh môi trường… Các doanh nghiệp địa phương có năng lực thực hiện những phần việc trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tích cực hướng dẫn chủ đầu tư, các đơn vị về các vấn đề liên quan, như Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công tác hoàn nguyên môi trường.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực, các chủ đầu tư triển khai nhanh các nhà máy điện có trong Quy hoạch Điện VIII. Bộ Quốc phòng, các Tập đoàn Dầu khí, Viettel phối hợp Tập đoàn Điện lực để huy động lực lượng công binh, máy móc thiết bị hạng nặng hỗ trợ thi công công trình, nhất là kéo dây qua sông.

Lãnh đạo các địa phương tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo, thăm hỏi, động viên đơn vị, cán bộ, kỹ sư, công nhân trên công trường, nhất là quan tâm điều kiện ăn ở, sinh hoạt, phục vụ trên công trường. Đồng thời, các địa phương giải quyết tốt việc bồi thường, tái định cư cho người dân, bảo đảm họ di dời đến nơi ở mới có cuộc sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Các địa phương cùng với Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn; quan tâm đời sống tinh thần của anh em kỹ sư, công nhân trên công trình.

PV/chinhphu.vn

 
Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.