Theo kết luận của cơ quan điều tra Malaysia, sản phẩm thép của POSCO-Vietnam bị áp mức thuế 7,7%, còn sản phẩm từ các doanh nghiệp thép khác của Việt Nam sẽ chịu mức thuế trên 20%.
Các sản phẩm thép của Hàn Quốc chịu mức thuế thấp nhất với 3,84%, trong khi tất cả các sản phẩm thép từ Nhật Bản bị áp thuế lên tới 26,39% và các sản phẩm của Trung Quốc chịu mức thuế trong biên độ 4,82-26,38%.
Bên cạnh đó, cơ quan điều tra Malaysia cũng thông báo, thuế chống bán giá sẽ không áp dụng cho việc nhập khẩu các sản phẩm là tấm thiếc đen và các sản phẩm sử dụng cho ôtô để làm tấm biến áp.
Thép Việt chính thức bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá 5 năm (Ảnh minh họa)
Hồi đầu tháng 9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cũng đã cho biết, Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp Malaysia (MITI) sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong thời gian 120 ngày, bắt đầu tính từ ngày 26/8/2019, với mức tương đương với biên độ bán phá giá sơ bộ dành cho Việt Nam là 3,7-20,13%.
MITI đã nhấn mạnh việc áp thuế chống bán phá giá này góp phần giải quyết vấn nạn cạnh tranh không công bằng. Trên cơ sở kết luận cuối cùng, Malaysia sẽ áp dụng biện pháp chống bán giá cho sản phẩm thép bị điều tra trong vòng 5 năm kể từ ngày 25/12/2019 đến hết ngày 24/12/2024.
Ngọc Linh