Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Yếu kém vì đâu?

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu kém, trong khi bán lẻ ngoại lấn lướt thì bán lẻ nội dè dặt và yếu thế. Nguyên nhân của những tồn tại là gì?

THCL Thị trường bán lẻ Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu kém, trong khi bán lẻ ngoại lấn lướt thì bán lẻ nội dè dặt và yếu thế. Nguyên nhân của những tồn tại là gì?

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Yếu kém vì đâu? - Hình 1

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu kém

Hệ thống phân phối bất cập

Câu trả lời đã có: Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện chưa có chiến lược đầy đủ, cả ở 3 cấp: Nhà nước, ngành và DN. Vốn liếng quá nhỏ bé, vốn tự có của các siêu thị nội chỉ đủ 15 - 20% nhu cầu kinh doanh, siêu thị lớn như Saigon Coop chỉ 1.000 tỷ đồng vốn tự có. 60 - 70% các siêu thị nội phụ thuộc hầu hết vào vốn vay ngân hàng với lãi suất cao hơn các DN nước ngoài vay của công ty mẹ từ 4 - 5%.

Chính vì vậy, họ khó đầu tư vào việc thu mua hàng hóa một cách trực tiếp, hàng hóa qua quá nhiều khâu trung gian bất hợp lý mới đến được quầy, kệ của siêu thị nội. Điều này lý giải tại sao giá cả của các siêu thị nội thường cao hơn giá của các siêu thị ngoại trên thị trường.

Bên cạnh đó, nhân lực điều hành kinh doanh, kể cả giám đốc các siêu thị nội ít được đào tạo chuyên ngành bán lẻ dẫn đến công tác quản trị DN còn yếu, năng suất lao động thấp và phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Các DN bán lẻ Việt Nam, nếu nhìn vào quầy hàng, kệ hàng thì cách bày biện hầu như không có điểm khác biệt, ít đổi mới; văn hóa kinh doanh, phục vụ khách hàng còn phải khắc phục; một số DN ít chăm lo đến công tác xây dựng thương hiệu bán lẻ theo đúng nghĩa của nó.

Một số DNNN được giao nhiệm vụ kinh doanh bán lẻ và bán lẻ hiện đại có vốn quý nhất là các mạng lưới bán lẻ, hình thành hàng chục năm từ thời kỳ bao cấp, rất đắc địa ở các quận trung tâm của các thành phố lớn thì hiện nay, một phần đã đem cho thuê, hoặc liên doanh, liên kết với những đơn vị, mặt hàng không phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các địa điểm này không được đấu thầu công khai một cách minh bạch. Rõ ràng, với cách sử dụng mạng lưới như kể trên thì các DNNN đã tự làm yếu mình trong cuộc chạy đua cạnh tranh với các DN bán lẻ nước ngoài khi họ đang khẩn trương mở rộng các mạng lưới, nhất là ở các thành phố lớn, nơi mà nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.

Một điểm yếu cố hữu mà báo chí, các chuyên gia thường hay nhắc đến ở cả khâu sản xuất và phân phối đó là tính cấu kết trong con người Việt nói chung và trong kinh doanh của người Việt nói riêng còn rất ít, không bền vững, dễ bị phá vỡ, hình như vấn đề này nhiều năm chưa được khắc phục một cách cơ bản. Mạnh ai người đó thu mua hàng hóa để tổ chức bán ra, sự phối hợp điều chỉnh hỗ trợ trong thu mua và trong bán ra của các DN nội chưa có gì rõ nét, các con thuyền nan nhỏ ít hợp sức với nhau.

Do vậy, không tạo thành sức mạnh tổng hợp chung, kể cả các DN đã tham gia vào các hiệp hội. Cá biệt, một số siêu thị lớn có mối quan hệ với nhà cung ứng hàng hóa chưa bình đẳng như đòi hỏi chiết khấu cao, có khi lên tới 15 - 20% và lại cộng thêm một số chi phí khác làm cho hàng hóa bị đẩy giá lên cao, khó cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Người tiêu dùng theo đó bị thiệt thòi, người sản xuất không được hưởng lợi nhuận một cách hợp lý; hàng ngon, hàng đẹp đủ tiêu chuẩn lại rất khó vào siêu thị để phục vụ nhân dân.

Nói như vậy, không phải là các DN kinh doanh siêu thị ở Việt Nam có lỗi hoàn toàn trong sự yếu kém này. Còn có một số yếu tố khách quan, như: Công tác quy hoạch hệ thống bán lẻ nói chung và hệ thống bán lẻ hiện đại nói riêng trong toàn quốc, cũng như ở Hà Nội chưa được xây dựng một cách khoa học, thực thi yếu, thiếu các điều kiện cần và đủ cho quy hoạch thực hiện; đôi lúc tùy tiện cục bộ gây thiệt hại trước hết đối với các DN nhỏ bé của Việt Nam…

Lấy một ví dụ, ngay tại Hà Nội, trên tuyến đường Thái Thịnh, chưa đầy 1 km đã có tới 3 siêu thị hoạt động. Kết cục, một siêu thị Hapro đóng cửa sớm, nó còn gây ra bức xúc trong nội bộ các siêu thị nội với nhau khi quy hoạch không khoa học và trùng lặp tự hại nhau như vậy.

Cạnh tranh thiếu công bằng

Về cạnh tranh công bằng trên thị trường, các DN kinh doanh siêu thị làm ăn nghiêm túc thì 1 kg thịt bán ra cao hơn 10.000 đồng so với bàn thịt tư nhân, chính sách thuế không công bằng giữa thuế VAT và thuế khoán. Một điều cần nói thêm về thuế là mức thuế tiêu dùng ở Việt Nam phổ biến 10% như hiện nay là quá cao, nhất là trong điều kiện sức mua còn rất yếu trong mấy năm gần đây, cũng làm cho sức tiêu thụ của hàng Việt bị giảm sút.

Sự cạnh tranh về giá trở nên méo mó trên thị trường bán lẻ khi có những quỹ bình ổn giá với lãi suất 0% rót cho một số đơn vị trên thị trường, có tới 50% rót cho các DN bán lẻ nhà nước, trong khi đó, một số DN khác có đủ điều kiện lại không được hỗ trợ. Vì vậy, sự cạnh tranh sẽ không công bằng, bị méo mó và phi thị trường, hệ quả đem lại có những mặt rất vô lý như giá hàng hóa ở DN được quỹ bình ổn đài thọ lại cao hơn ở các DN bán lẻ không được tham gia bình ổn.

Chính vì lẽ đó, một số tỉnh và TP. Hồ Chí Minh đã bỏ bình ổn giá từ 4 - 5 năm nay, thay vào đó là tổ chức liên kết, tiêu thụ hàng hóa, kết nối cung - cầu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường bán lẻ. Sau nhiều năm, có rất nhiều ý kiến không đồng tình thì đến cuối năm 2016, Hà Nội mới bỏ việc cấp quỹ bình ổn giá bình quân 200 tỷ đồng/năm với lãi suất 0% trước đây cho các DN với hiệu quả sử dụng rất thấp và không kinh tế. Thay vào đó là giải quyết bài toán cung - cầu, liên kết hàng hóa như TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện trước đây.

Mặt khác, hàng lậu, hàng giả tràn lan trên thị trường chưa được giải quyết một cách cơ bản, người làm ăn nghiêm túc thiệt thòi, gian thương thu lợi bất chính. Các vụ xử lý của các cơ quan chức năng mới chỉ chạm đến phần nổi của tảng băng chìm buôn lậu và gian lận thương mại.

Về chi phí lưu thông, ngoài các chi phí chung mà các DN kinh doanh siêu thị phải thực hiện thì còn phải chịu các chi phí khác khá tốn kém, không đáng có như tiếp cận đất đai khó khăn khi mở chuỗi siêu thị, các thủ tục hành chính phiền hà, mất thời gian, chi phí mặt bằng bị đẩy lên một cách vô lý, chi phí kho vận logistic cao hơn 1,5 lần so với các nước trong khu vực và các chi phí khó nói khác. Đối với các siêu thị nhà nước như Hapro, lại còn chịu thêm những chi phí khó có thể trình bày được như chi phí phục vụ thị trường nông thôn, chống bão lụt… nếu không có sự hỗ trợ hợp lý của địa phương thì chắc chắn sẽ bị lỗ hoặc không có lợi nhuận của những chuyến hàng đó.

Về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bán lẻ, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết để tổ chức nguồn hàng, đào tạo cán bộ, cung cấp thông tin thị trường... cho các DN. Mặc dù vậy, còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục như công tác kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, sản xuất và kinh doanh hàng giả hiệu quả chưa cao.

Sự quan tâm đến hoạt động của các hiệp hội ngành nghề có liên quan đến bán lẻ còn hạn chế, nặng về quản lý theo kiểu hành chính, ít động viên, hỗ trợ thiết thực cho các hiệp hội hoạt động. Sự hỗ trợ cho các địa phương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu bán lẻ chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước trình độ còn hạn chế, chưa theo kịp tình hình chung của xu thế hội nhập. Điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh và bền vững của các DN trên cả nước.

Vũ Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

Thừa Thiên Huế - Xử lý xe quá khổ, quá tải thường xuyên, quyết liệt, không có ngoại lệ
Thừa Thiên Huế - Xử lý xe quá khổ, quá tải thường xuyên, quyết liệt, không có ngoại lệ

Tính từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra gần 1.000 trường hợp, phát hiện, lập biên bản 218 trường hợp vi phạm xe quá khổ, quá tải…

Khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage tại thành phố Hà Nội
Khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage tại thành phố Hà Nội

Được sự đồng ý của UBND TP. Hải Phòng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 26/4, tại Nhà triển lãm số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng phối hợp Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp - Việt tổ chức khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”.

Ngành y tế Bắc Ninh trực 24/24 trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024
Ngành y tế Bắc Ninh trực 24/24 trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024

Ngành Y tế Bắc Ninh bố trí phân công cán bộ trực 24/24 giờ theo 4 cấp: Trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ; thường trực đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ; kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, nước đảm bảo an toàn. trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024.

Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu
Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu

Kết quả xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo năm 2023 và quý I/2024 đã rõ ràng. Xuất khẩu gạo đạt số lượng, giá trị lớn. Cùng với việc, Việt Nam được vay vốn để đầu tư dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thì thương hiệu đang là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ
Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cảnh giác thu phí trái phép trong ứng dụng VssID
Cảnh giác thu phí trái phép trong ứng dụng VssID

BHXH quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa nhận được phản ánh từ người dân về việc đã sử dụng dịch vụ của một kênh TikTok nhận cấp lại mật khẩu, thay đổi thông tin trong ứng dụng VssID - BHXH số và một số dịch vụ khác như cấp lại sổ, cấp lại tờ rồi sau đó thu phí từ người dân. Kênh này cam kết thực hiện cấp lại mật khẩu thành công thì người dân mới phải chuyển tiền, tuy nhiên sau khi đưa thông tin cần thiết để làm dịch vụ, người dân không nhận được mật khẩu nên đã không chuyển tiền cho đối tượng.