Muốn đổi bao nhiêu cũng có…

Thay vì tìm đến các ngân hàng, nhiều người dân đã lựa chọn đổi tiền mới, tiền lẻ, tiền có số seri đẹp,.. trên "chợ đen", trên thị trường mạng, dù phải chịu mức chênh lệnh cao ngất ngưởng. Cùng với đó, dịch vụ đổi tiền này cũng nở rộ trên mạng và một số trang Facebook,… họ sẵn sàng ship đến tận nơi cho người có nhu cầu.

Chỉ cần gõ cụm từ “đổi tiền mới lì xì” trên trang mạng như Google, Cốc cốc,… trong vòng chưa đầy 1 giây đã có hàng nghìn kết quả trả ra với mức phí dao động từ 2%-15% cùng cam kết giao hàng nhanh trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Thậm chí, nếu đổi càng nhiều thì càng đc giảm phí hơn nữa… là những lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn của dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ có thu phí trên mạng.

Chỉ cần gõ cụm từ “đổi tiền mới lì xì” trên trang mạng như Google, Cốc cốc,… trong vòng chưa đầy 1 giây đã có hàng nghìn kết quả.
Chỉ cần gõ cụm từ “đổi tiền mới lì xì” trên trang mạng như Google, Cốc cốc,… trong vòng chưa đầy 1 giây đã có hàng nghìn kết quả.

Khảo sát của Thương hiệu và Công luận, trên một trang mạng, dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ có mệnh giá từ 10.000 đồng – 200.000 đồng, mức phí được tính như sau: Với mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng,50.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng khách hàng đổi 1.000.000 đồng sẽ mất 50.000 đồng phí; Riêng với mệnh giá 100.000 đồng, khách hàng đổi 1.000.000 đồng sẽ mất 100.000 đồng phí. Khách hàng đổi càng nhiều mức phí càng giảm.

Thậm chí, trên trang này còn có dịch vụ đổi tiền cổ mới với mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và tiền mới 10.000 VND tiền cổ.

trên trang này còn có dịch vụ đổi tiền cổ mới với mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và tiền mới 10.000 VND tiền cổ.
Dịch vụ đổi tiền cổ trên một trang mạng với mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và tiền mới 10.000 VND tiền cổ.

Ghi nhận trên các trang xã hội như Facebook, Zalo, TikTok xuất hiện loạt bài đăng, nhóm cộng đồng mời chào đổi tiền mới, tiền lì xì độc lạ khá nhộn nhịp, tùy vào mệnh giá và số lượng mà phí đổi chênh lệch. Trên các trang mạng xã hội này, dịch vụ đổi tiền online luôn có sẵn tiền lẻ, các loại mệnh giá nhỏ từ 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng đến lớn hơn 50.000 đồng, 100.000 đồng và cả 500.000 đồng mới nguyên seri.

Thậm chí, nhiều chủ tài khoản trên Facebook còn nhận “đổ buôn” tiền lẻ, tiền mới.... cam kết tiền thật, giá rẻ nhất thị trường.

Để đổi được đồng tiền có mệnh giá 500 đồng, khách hàng sẽ phải bỏ ra 200 đồng. Chủ các nguồn cung cho biết, số lượng tiền 500 đồng chỉ có rất ít, nhiều nơi đã hết tiền để đổi. Các đồng tiền có mệnh giá 5.000 đồng, 10.000 đồng có mức chênh lệch khi đổi khoảng từ 6-15%. Các mệnh giá được đổi nhiều nhất là 10.000 đồng - 100.000 đồng.

Cũng theo tìm hiểu, phí đổi tiền lẻ sẽ tùy theo mệnh phí, phí trung bình sẽ là 7%-8%. Tiền mệnh giá nhỏ có phí đổi cao hơn từ 10-15%, tức là đổi 100 nghìn đồng tiền mới sẽ mất 15 nghìn đồng. Riêng đối với tiền mới mệnh giá 500.000 đồng có phí cắt cổ lên đến 50% và thậm chí có nơi tới 60%.

Bài đăng của 2 chủ tài khoản T.N về dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ trên nhóm Facebook Đổi tiền lẻ giá rẻ (khu vực Hà Nội).
Bài đăng của 2 chủ tài khoản T.N về dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ trên nhóm Facebook Đổi tiền lẻ giá rẻ khu vực Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình)

Anh Minh Đức (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, từ cuối tháng 11 Âm lịch, cùng công đi đáo hạn sổ tiết kiệm ngân hàng, anh đề nghị viên đổi 20 triệu đồng tiền mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng và 50.000 đồng để đi lễ và mừng tuổi các cháu ở quê, nhưng không được. Nhân viên ngân hàng giải thích rằng, 5 năm nay Ngân hàng Nhà nước không phát hành tiền mệnh giá dưới 50.000 đồng vào dịp Tết Nguyên đán.

Khó khăn trong đổi tiền, anh Minh Đức đã tìm tới các hội nhóm trên Facebook. Anh khảo giá qua một chủ tài khoản nhận đổi tiền mới tại Hà Nội thì được báo như sau: Loại mệnh giá 1.000 đồng đổi 1 triệu đồng sẽ mất 80.000 đồng (phí đổi 8%), còn đổi từ 100 triệu đồng thì phí đổi sẽ là 7%; Loại mệnh giá 2.000 đồng đổi 1 triệu đồng sẽ mất 40.000 đồng (phí đổi 4%), còn đổi từ 100 triệu đồng thì phí đổi sẽ là 3%; Tương tự, loại mệnh giá 10.000 đồng và 20.000 đồng khi đổi 1 triệu đồng thì sẽ mất 50.000 đồng (phí đổi 5%)… đó là với tiền mới, nguyên seri.

Bảng giá đổi tiền lẻ của anh Minh Đức (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khi khảo giá qua một chủ tài khoản nhận đổi tiền mới tại Hà Nội.
Bảng giá đổi tiền lẻ của anh Minh Đức (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khi khảo giá qua một chủ tài khoản nhận đổi tiền mới tại Hà Nội.

Còn với “tiền lướt” (cách gọi loại tiền còn mới đã qua sử dụng, không còn nguyên seri), mức phí cho mệnh giá nhỏ khoảng 5-7% tùy loại. Tuy nhiên, điều snh Đức băn khoăn là các tài khoản đổi tiền chỉ giao dịch trực tuyến rồi chuyển "hàng" tận nơi, không cung cấp địa chỉ giao dịch và từ chối gặp trực tiếp nên không xác tín.

Không chỉ có đồng tiền Việt Nam, nhiều trang mạng còn quảng cáo đổi cả đồng tiền hiếm là ngoại tệ của nhiều nước với giá trị gấp nhiều lần mệnh giá thực tế, tùy vào độ độc, lạ của tờ tiền.

Tiền 2 USD may mắn lì xì Tết được chào bán với giá khoảng 590 nghìn đồng/10 tờ. (Ảnh: FBNV)
Tiền 2 USD may mắn lì xì Tết được chào bán với giá khoảng 590 nghìn đồng/10 tờ. (Ảnh: FBNV)

Cẩn thận “tiền mất, thật mang”

Những quảng cáo dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ, tiền nguyên seri trên các trang mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền. Thực tế đã có nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch đổi tiền mới nhưng khi nhận lại tiền được đổi thì không đủ như cam kết, thậm chí khi nhận lại là tiền giả.

Không ít trường hợp người dân chuyển khoản xong thì chủ tài khoản trang mạng xã hội đã chặn liên lạc và mất tích, “bùng” tiền cọc của khách. Thông thường những người “sập bẫy” các chiêu lừa đảo và bị đổi tiền giả đều xem như “xui”, không dám trình báo đến các cơ quan chức năng vì sợ bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán tiền giả.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), việc hạn chế in tiền lẻ mới trong những năm gần đây đã giúp ngân sách tiết kiệm được 3.500 tỷ đồng. Chủ trương của NHNN đến nay vẫn là tiếp tục hạn chế in tiền mệnh giá nhỏ. Đồng thời, nghiêm cấm cán bộ, các tổ chức ngân hàng lợi dụng, tiếp tay, cung cấp tiền mới cho các đối tượng kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch. Từ năm 2021, NHNN đã chỉ đạo Sở Giao dịch NHNN tuyệt đối không được đổi tiền mới cho doanh nghiệp, cá nhân, kể cả cán bộ NHNN.

Việc đổi tiền mới, tiền lẻ qua mạng xã hội có thu phí này cũng đem đến nhiều rủi ro cho người tiêu dùng
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cảnh giác trước những đối tượng không quen biết, tuyệt đối không đổi tiền qua mạng xã hội để tránh trở thành “con mồi” tiếp tay cho các hành vi lừa đảo. (Ảnh chụp màn hình)

Thạc sĩ, Luật sư Hoàng Thị Hương Giang, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, hiện nay pháp luật chỉ quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 2/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quy định tại Thông tư này thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước; Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới có thẩm quyền thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.

Chính vì vậy, hành vi đổi tiền để hưởng chênh lệch, thu phí đổi mà không thuộc trường hợp được phép đổi tiền theo quy định có thể coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. “Đối với hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Cụ thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định này”, theo Luật sư Hoàng Thị Hương Giang.

Việc đổi tiền mới, tiền lẻ qua mạng xã hội có thu phí này cũng đem đến nhiều rủi ro cho người tiêu dùng, bởi đặc điểm của hoạt động đổi tiền lẻ, tiền mới thường giao dịch qua mạng. Người bán yêu cầu khách hàng chuyển khoản số tiền cần đổi cùng với phí chênh lệch rồi mới giao tiền theo yêu cầu không ít người khi nhận về cọc tiền bị rút ruột lẫn tiền cũ, nát và thậm chí có cả tiền giả.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cảnh giác trước những đối tượng không quen biết, tuyệt đối không đổi tiền qua mạng xã hội để tránh trở thành “con mồi” tiếp tay cho các hành vi lừa đảo. Người dân chỉ nên sử dụng các dịch vụ đổi tiền của ngân hàng, công ty tài chính hoặc các cơ sở kinh doanh có uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp.

Đối với các dịch vụ trên mạng xã hội, trước khi giao dịch, người dân hãy kiểm tra các phản hồi từ khách hàng cũ, các đánh giá hoặc các chứng chỉ pháp lý của dịch vụ; so sánh tỷ giá chênh lệch với thị trường, không tin vào những dịch vụ tỷ giá quá cao so với thị trường.

Người dân hãy cảnh giác với các dịch vụ yêu cầu chuyển tiền trước khi nhận hàng. Khi phát hiện các đối tượng có hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả hay các hành vi lừa đảo, trục lợi khác, người dùng kịp thời trình báo cơ quan công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

Minh An